游客发表
Nhiều chuyên gia dự báo,ốcđốimặtlũchồnglũtỉ số và tỷ lệ hiện tượng lũ chồng lũ ở Trung Quốc sẽ gây áp lực nặng nề lên con đập thủy điện lớn nhất thế giới Tam Hiệp trên sông Trường Giang.
Mưa có thể tiếp tục kéo dài trong 10 ngày tới ở khu vực thượng lưu sông Trường Giang. Ảnh: Tân Hoa Xã
Con đập lớn nhất thế giới Tam Hiệp đang gồng mình trước đợt mưa lũ số 2 từ đầu tháng 7 đến nay. Sau nhiều trận mưa lớn liên tiếp, lũ lớn đang lên tại sông Trường Giang, con sông dài nhất châu Á, và nhiều con sông lớn nhất Trung Quốc.
Một lần nữa đập Tam Hiệp lại phải mở 3 cửa xả lũ. Sau nhiều lần chặn lũ, mực nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp đã tăng lên mức 160,17m, vượt quá cảnh báo lũ hơn 15m. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng nước này, đập Tam Hiệp đang vận hành an toàn, ổn định, đồng thời phát huy vai trò phòng lũ, chặn lũ và cắt đỉnh lũ hiệu quả.
Được biết, hôm 29-6 vừa qua, đập Tam Hiệp đã xả lũ lần đầu tiên trong năm, khi đó lượng nước chảy vào hồ chứa chỉ ở mức 40.000 m3/giây. Từ tháng 7 trở lại đây, mưa lớn liên tiếp hoành hành tại miền Nam Trung Quốc, khiến mực nước lũ tại đây liên tục lập đỉnh. Hàng loạt sông hồ tại khu vực này đang trong tình trạng “báo động đỏ”. Nhiều địa phương tại các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô đã phải khởi động cơ chế hưởng ứng phòng lũ cấp I, tức cấp cao nhất đặc biệt nghiêm trọng.
Một đợt mưa lớn mới đang hoành hành tại khu vực Tây Nam Trung Quốc. Mực nước trên các dòng chính của sông Trường Giang, hồ Động Đình và hồ Phàn Dương rút chậm. Nguy cơ vỡ đê bao tại các khu vực này là rất lớn.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cho biết kể từ tháng 6, lượng mưa ở một vùng trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang lên đến 498,5mm, cao hơn 64,3% so với cùng kỳ năm trước, cũng là kỷ lục cao nhất trong lịch sử cùng kỳ kể từ năm 1961.
Sông Trường Giang bước vào đợt mưa lũ số 2 từ đầu tháng 7. Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc cảnh báo, đợt mưa lũ số 2 trên sông Trường Giang sẽ còn mạnh hơn đợt lũ hồi đầu tháng 7. Nhiều đê bao bị vỡ, nước lên nhanh đã khiến cho người dân ở ngay trung tâm các tỉnh, thành như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Giang Tây bị cô lập. Lực lượng cứu hộ phải giải cứu từ trên các tầng cao của chung cư. Nhiều làng mạc bị cô lập.
Theo dự báo của Trung tâm điều độ Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, sau khi đạt đỉnh vào ngày 18-7, nước lũ tại đập này sẽ giảm dần, nhưng vào khoảng trước hoặc sau ngày 21-7, Tam Hiệp lại phải đón thêm một đợt lũ mới.
Trung Quốc đã huy động hơn 7.000 cán bộ, chiến sĩ quân đội cùng với lực lượng chi viện từ Bộ Công an và các lực lượng địa phương tập trung gia cố đê bao xung yếu, cứu hộ người dân tại vùng bị chia cắt. Tại một số địa phương bị ngập lụt nặng, trực thăng đã được huy động. Trong lúc này, việc đảm bảo tính mạng người dân là ưu tiên số một.
Theo thống kê sơ bộ, chỉ từ đầu tháng 7 đến nay, mưa lũ đã ảnh hưởng tới hơn 20 triệu người, làm 23 người chết và mất tích, gần 1,8 triệu người phải di dời khẩn cấp. Thiệt hại kinh tế chỉ trong hơn 2 tuần đã lên hơn 49 tỉ Nhân dân tệ (trên 7 tỉ USD).
Ông Trương Kiến Vân, Viện trưởng Viện nghiên cứu bảo vệ sông Trường Giang và phát triển xanh Trung Quốc cho rằng, do mực nước các dòng chính ở trung hạ lưu sông Trường Giang luôn ở mức cao trong thời gian dài, nên với vấn đề an toàn đê điều cần phải được hết sức quan tâm
Hiện nay, 41 hồ chứa thuộc lưu vực sông Trường Giang đã được đưa vào kế hoạch vận hành chung với hồ chứa đập Tam Hiệp. Để tận dụng việc kiểm soát lũ và hiệu quả toàn diện của hồ chứa Tam Hiệp, Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch vận hành tối ưu hóa từ năm 2009 và thử nghiệm lưu trữ nước 12 năm liên tục. Theo đó, hồ chứa đập Tam Hiệp đã thành công ngăn chặn 37 trận đại hồng thủy với khối lượng nước lên tới 136 tỉ m3.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接