【ket qua bong đa ý】TP. Hồ Chí Minh: Thu nộp bổ sung ngân sách hơn 65 tỷ đồng từ xử phạt hàng hóa vi phạm
Đội liên ngành kiểm tra hàng hóa vi phạm tại hiện trường. Ảnh: CTV |
Riêng trong quý III, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra 1.598 vụ việc (tăng 366 vụ, tương ứng tăng 29,92% so với cùng kỳ năm trước), xử lý 1.322 vụ, xử phạt nộp ngân sách nhà nước hơn 25 tỷ đồng. Đồng thời, Cục đã tiêu hủy hàng giả, hàng cấm, hàng không đủ điều kiện lưu thông trị giá hơn 18,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong quý III/2023, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cũng đã chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự 1 vụ về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Thống kê cho thấy, lũy kế 9 tháng đầu năm (từ 15/12/2022 đến ngày 14/9/2023), Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 51.378 vụ, tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vụ vi phạm chuyên ngành và liên ngành là 3.201 vụ, tăng 71,35% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền thu nộp ngân sách hơn 65 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tiêu hủy là hơn 48 tỷ đồng, tăng 56,37% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 108 tỷ đồng và tiêu hủy khoảng 7 tỷ đồng.
Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh dự báo, quý IV/2023, tình hình kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu không có dấu hiệu suy giảm, số lượng nhãn hiệu bị làm giả cũng ngày càng đa dạng, nhiều thương hiệu, gây khó khăn trong công tác xác định hàng hóa thật giả cho lực lượng quản lý thị trường. Việc kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu đem lại lợi nhuận lớn nên vẫn có nhiều đối tượng dù đã bị xử phạt vẫn tiếp tục tái phạm nhiều lần.
Từ nay đến cuối năm 2023, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt tại các địa bàn nổi cộm, trọng điểm và chú ý đến nhóm mặt hàng xăng dầu, thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, thức ăn chăn nuôi…
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm các nhóm hàng hóa trọng tâm, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm hàng hóa và thương mại điện tử; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Thường trực Ban chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh nhận định, trong quý IV/2023 tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, khai báo không đúng khối lượng, chủng loại, xuất xứ để buôn lậu, gian lận về thuế sẽ không giảm; hàng hóa sẽ tiếp tục tập kết tại các kho hàng, bến bãi; vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả xuất xứ, không rõ nguồn gốc… sẽ phát sinh thông qua các dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh, dịch vụ hàng không, logistic; sử dụng thương mại điện tử, ứng dụng thiết bị di động để quảng cáo, giao dịch hàng hóa nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng. |
相关文章
Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
Thu hồi, tiêu hủy sản phẩm nước hoa NICE GIRL nhãn hàng B&B PerfumeCục Quản lý dược cho biết, sản ph2025-01-10Hà Nội dừng hoạt động cửa hàng cắt tóc, gội đầu, dịch vụ ăn uống tại chỗ
Tối muộn ngày 24/5/2021, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký c&oc2025-01-10Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước
Nhiều dự án nước mặt cấp nước sạch bảo đảm phục vụ sinh hoạt, sản xuấtPhát huy hiệu quả nguồn tài ng2025-01-10Cần tiếp tục nâng cao ‘sức đề kháng’ cho nền kinh tế
Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có 101,7 nghìn doanh2025-01-10Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
Your browser does not support the audio element.2025-01-10Sau Tân Sơn Nhất, đến lượt sân bay Nội Bài dừng nhập cảnh để chống dịch
Theo đó, trong văn bản hoả tốc gửi các hãng hàng không, Cảng vụ h&2025-01-10
最新评论