设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhan dinh bong da uc】Kỳ công nghề kết phụng, rồng 正文

【nhan dinh bong da uc】Kỳ công nghề kết phụng, rồng

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-25 20:50:12

Bước ngoặt

Sinh năm 1985,ỳcôngnghềkếtphụngrồnhan dinh bong da uc mới 31 tuổi nhưng anh Trần Đình Phú (ngụ tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy) đã có 12 năm kinh nghiệm trong đội thợ kép phục chế các di tích trong hoàng thành Huế. Quyết định ra riêng lập thân, anh dầm mưa dãi nắng thêm hai năm trường nhưng thu nhập cũng chẳng là bao. Tỉ mỉ tỉa từng cọng lá, cắm thật chuẩn trên mâm đồ lễ, anh tâm sự: “Bước ngoặt của tôi xuất phát từ 12 năm gắn bó với các di tích, thông thạo, am hiểu từng đặc điểm của con rồng, con phụng. Không thể từ bỏ niềm đam mê, tôi quyết định chuyển sang nghề kết rồng phụng này”.

Chị Cái Thị Lài, vợ anh Phú chia sẻ: “Nghề của chồng tôi lúc nắng thì việc làm không xuể, nhưng lúc mưa lại không có việc. Khổ nhất là làm thợ kép cứ phải đứng giữa trời suốt, tiền lương lại không ổn định. Anh ấy quyết chuyển sang nghề kết rồng phụng này, tôi rất ủng hộ”.

Những kinh nghiệm quý báu từ nghề thợ kép, nhất là việc am hiểu tường tận đặc điểm, đường nét rồng phụng thời Nguyễn giúp anh Phú thành công trong nghề kết rồng phụng. “Nét cong của rồng kết đơn giản hơn so với rồng được làm từ xi măng. Tôi phải bỏ bớt một số chi tiết, như lửa, kì (bộ phận sau chân rồng để tạo vẻ uy nghi), tai, sừng... để dễ tạo hình, khi vận chuyển cũng dễ dàng hơn”, anh Phú cho hay. Ngoài ra, để đảm bảo con rồng phù hợp với phong tục tập quán, những đặc điểm như chân rồng có năm móng, bờm xoè kiểu nan quạt, hơi lượn sóng chỉ có thể là 5 hoặc 9 chẽ được anh Phú giữ nguyên, không thay đổi.

Rồng thanh thoát uốn lượn, màu sắc sặc sỡ, ánh mắt có hồn nhưng vẫn đầy vẻ uy nghi. Chim phụng đuôi dài rực rỡ, mỏ sắc, cánh như chao giữa tầng mây…Nhìn những cặp rồng phụng sống động, chúng tôi thầm khâm phục đôi bàn tay tài hoa của người thợ.

Rồng, phụng trần thế

Để làm được một con rồng, con phụng đẹp, theo anh Phú, công đoạn khó nhất là làm bộ khung. Ví như con rồng, với bộ khung bằng sắt, bàn tay người uốn phải thật điêu luyện. “Chỉ cần uốn sai một chút thôi, khi làm xong hình dáng con rồng sẽ không cân đối, lúc ấy có muốn sửa cũng không được. Nhìn bề ngoài rất dễ, nhưng thật sự phải quen tay và “ngấm” nghề lắm mới có thể uốn cho chuẩn được”, anh Phú cười nói.

Bước tiếp theo tạo hình thân rồng. Xốp cứng được cắt gọt cẩn thận, sau đó ốp vào khung sắt rồi cố định lại bằng vải. Tiếp đến là công đoạn mất thời gian và tỉ mỉ nhất, tạo vảy cho rồng. Đậu tây được lựa chọn cẩn thận từng hạt căng, mẩy. Những hạt đậu lần lượt được gắn lên thân rồng sao cho có đường, có chiều như vảy thật. Tiếp đến, một chiếc khung và thân xốp khác lại tiếp tục được cắt gọt, gia công để trở thành đầu rồng. Đầu rồng được cẩn thận làm bằng lá tùng, trau chuốt cẩn thận. Răng của rồng cũng được gắn bằng những hạt đậu tây. Sau nữa là các bộ phận như mắt, móng đuôi, tất cả đều được làm từ nguyên liệu tự nhiên.

Công đoạn rất cần đến khiếu thẩm mỹ là vẽ màu. Rồng được phủ một lớp sơn trắng, để khô sơn mới tiếp tục quét những lớp sơn màu. Màu của lưng khác với màu ở bụng, màu đầu khác màu đuôi… cứ thế người làm tô điểm cho rồng với màu sắc hài hòa mà vẫn vô cùng bắt mắt. “Để rồng thêm rực rỡ, chúng tôi sẽ rải thêm lớp kim tuyến. Sau cùng con rồng sẽ được quét một lớp dầu nón (dầu chuyên dùng để bôi lên nón lá) để tạo độ bóng”, chị Lài tỉ mỉ hướng dẫn cho chúng tôi.

Với con rồng có hình dáng đơn giản nhất, chỉ riêng việc gắn vảy rồng đã mất một ngày làm việc thật cẩn thận và chăm chỉ. Giá cho mỗi con rồng loại này thường cỡ 500 nghìn đồng. Với những con rồng, con phụng kỳ công, giá có thể lên đến 5-7 triệu/1 đôi. Những đơn hàng ngày càng nhiều, những con rồng, con phụng “xuống trần gian” đã mang lại cho gia đình anh Phú nguồn thu nhập ổn định.

Mai Huế

热门文章

1.6693s , 7633.84375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【nhan dinh bong da uc】Kỳ công nghề kết phụng, rồng,Empire777  

sitemap

Top