1. BCH Trung ương Đảng họp lần thứ 6 Từ 1 đến 15/10,ựkiệnchínhtrịltd bđ tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến các báo cáo, đề án về: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và nhiều vấn đề khác.
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay." Trong kỳ họp này, Trung ương Đảng đã nhất trí thông qua Nghị quyết "Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Sau đó, Quốc hội đã thông qua luật Khoa học Công nghệ sửa đổi 2. Nghị quyết Trung ương 4 đi vào cuộc sống Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, công tác xây dựng Đảng đạt được kết quả quan trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được nâng cao, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp có bước trưởng thành và tiến bộ nhiều mặt. Nhưng công tác xây dựng Đảng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, có mặt kéo dài. Các tổ chức đã tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo các nội dung Nghị quyết đã nêu: về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… 3. Việt Nam là một trong những nước hạnh phúc nhất thế giới Theo bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) do Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở tại Anh, công bố ngày 14/6, Việt Nam chỉ xếp sau Costa Rica trong danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.
HPI được xây dựng căn cứ 3 tiêu chí mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình khi mới sinh và dấu chân sinh thái. 4. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải giải thể. Bất động sản đóng băng… Năm 2012 đánh dấu một năm gặp nhiều sóng gió cho nền kinh tế Việt
Hàng triệu căn hộ “ế” làm thị trường bất động sản 2012 ảm đạm, kéo theo nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, năm 2013, Chính phủ đã có kế hoạch “giải cứu thị trường bất động sản”, khơi thông các dòng tiền đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 5. Ông Dương Chí Dũng và bầu Kiên bị bắt. Nhiều người liên quan đến ngân hàng đối diện với vòng lao lý. Xuất hiện các trang mạng “gây nhiễu” cho người dân… Ngày 18/5, cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng cục Hàng hải về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Thời điểm nhà chức trách tống đạt các quyết định trên, ông Dũng đã chạy trốn.
Sau hơn 3 tháng bị truy nã, ông Dương Chí Dũng, cựu Cục trưởng Hàng hải, đã bị bắt vào ngày 4/9. Cùng với ông Dũng, nhiều người liên quan đến ngân hàng như Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải…cũng được đưa tới cơ quan công an để điều tra. Tuy nhiên, những điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc gửi tiền của các ngân hàng như nhiều trang web đã đồn đại. 6. Xe không chính chủ gây lo ngại cho người dân Việc thực hiện Nghị định 71 từ 10/11 trong đó có nội dung phạt xe không chính chủ đã gây nên nỗi lo ngại cho người dân. Trước việc này, Chính phủ, Bộ Công an đã yêu cầu dừng thực hiện điều trên và nghiên cứu triển khai phù hợp trong thời gian tới. 7. Động đất nhiều lần ở khu thủy điện sông Tranh 2. Dự án thủy điện 6 và 6A gây tranh cãi Hàng loạt vụ động đất xảy ra tại khu vực Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng
Các nhà chức trách đang vào cuộc để điều tra, tìm hiểu. Nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhận định song vẫn còn mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với thực tế nên nhân dân chưa thể yên tâm. Cùng với đó, dự án thủy điện 6 và 6A ở Đồng Nai chưa được tiến hành vì những lo ngại ảnh hưởng xấu đến môi trường. 8. Vệ sinh, an toàn thực phẩm, cháy nổ xe máy…đe dọa sức khỏe, tính mạng người dân Các cơ quan kiểm nghiệm năm qua đưa ra nhiều kết quả cảnh báo người tiêu dùng về hoa quả, thực phẩm, hàng hóa của Trung Quốc…gây tác động xấu đến sức khỏe. Các vụ cháy nổ xe cũng dần được hé mở nguyên nhân từ xăng dầu, song, việc quản lý kinh doanh mặt hàng này còn nhiều khó khăn vì gian lận ngày càng tinh vi. 9. Việt Nam dành quyền đăng cai ASIAD và nỗi lo của người dân Chiều ngày 8/11, tại phiên họp toàn thể Hội đồng Olympic châu Á (OCA) diễn ra tại Macao, Chủ tịch OCA ông đã thông báo kết quả cuộc chạy đua giành quyền đăng cai kỳ Asian Games lần thứ 18 năm 2019. Theo đó, Việt Kinh phí theo dự toán khoảng 150 triệu USD (hơn 3.000 tỷ VNĐ). Vì thế nhiều người dân lo ngại, việc tổ chức xây dựng cần tiến hành công khai, tiết kiệm, tránh lãng phí ngân sách. 10. Trung Quốc có nhiều hoạt động gây bất bình ở biển Đông Năm 2012, Trung Quốc đã đưa nhiều tàu ra biển Đông và có những phát ngôn khiến thế giới bất bình. Ngày 27/11/2012, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng. Trước đó, ngày 23/11/2012, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Gần đây nhất, sáng sớm ngày 30/11/2012, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2’ vĩ tuyến Bắc, 1080 02’ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý) thì bị 02 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo. Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt “Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Ngày 3/12/2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự”. Chất lượng Việt |