Ngày 17/12/2015,àngiảipháptăngsứccạnhtranhchonôngsảkết quả giải bóng đá nhật bản Bộ Ngoại giao và Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo quốc tế “Nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp trong giai đoạn mới”. Tại hội thảo, các đại biểu đều nhận định, đến nay ngành Nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức mới. Khó khăn ngày càng tăng với xuất khẩu nông sản Là tỉnh có nông nghiệp chiếm tỷ trọng 36% GDP nhưng theo ông Nguyễn Hữu Xuân, Giám đốc Sở Ngoại vụ Đồng Tháp, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế do quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng không đồng đều, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu nước ngoài. Chưa kể, giá trị gia tăng sản phẩm còn hạn chế nên sức cạnh tranh yếu, chủ yếu xuất khẩu (XK) sản phẩm thô. Không những vậy, mặc dù nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế nhưng các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa có nhiều thông tin về các Hiệp định thương mại tự do, chưa có phương án tiếp cận để tận dụng cơ hội hội nhập... Ông Nagai Katsuro, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng nhận định, thực tế nông nghiệp là ngành quan trọng nhưng đang tụt lại đằng sau về mặt giá trị so với ngành công nghiệp, chế tạo,…Thách thức mà ngành Nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt là thiếu chuỗi giá trị gồm sản xuất, chế biến, phát triển sản phẩm, phân phối và marketting. “Nông nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuất quy mô nhỏ, khoảng 0,62ha/hộ gia đình. Do vậy, nông dân khó sản xuất để tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình. Về cơ bản, mọi người vẫn chú trọng số lượng hơn chất lượng, nếu đến chợ địa phương thì không phân biệt được rau nào chất lượng cao, chất lượng thấp. Đối với khâu phân phối, đặc biệt là sản phẩm thủy sản và rau tươi do thiếu cơ sở hạ tầng nên mất thời gian xây dựng, khi vận chuyển xa qua nhiều công đoạn thì bị hỏng, chưa có container làm lạnh để có thể vận chuyển sản phẩm này, như vậy chất lượng sản phẩm bị suy giảm…”, ông Nagai Katsuro dẫn chứng. Một trong những nguyên nhân nữa khiến các mặt hàng nông sản khó cạnh tranh là vì do giá thành, ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam phân tích, “lâu nay dư luận vẫn có thông tin mặt hàng đường khó cạnh tranh nhưng khó là do từ giá thành nông nghiệp. Giá mía của Việt Nam khoảng 50 USD/tấn trong khi đó giá mía của Thái Lan chỉ có 30 USD/tấn, chất lượng tốt hơn thì chúng ta làm sao có thể cạnh tranh được. Vì thế, cần giải quyết ngay bài toán giá thành này”, ông Hải nói. Theo ông Nagai Katsuro, vấn đề đặt ra bây giờ là ngành Nông nghiệp Việt Nam cần tháo gỡ những khó khăn, thách thức này để có sản phẩm cạnh tranh trong tương lai. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm Các đại biểu cho rằng, để có thể nâng cao sức cạnh tranh trước hội nhập quốc tế, ngành Nông nghiệp phải nâng cao giá trị sản phẩm; liên kết hợp tác được với doanh nghiệp nước ngoài vào địa phương; giới thiệu sản phẩm nông sản ra nước ngoài. Theo ông Nguyễn Hữu Xuân, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ những thông tin về yêu cầu an toàn và rào cản kỹ thuật của các nước để doanh nghiệp và địa phương có thể đáp ứng trong sản xuất, chế biến. Cùng với đó, nhằm liên kết các DN nước ngoài với DN địa phương, ông Bjorn Kolowski, Phó trưởng đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam còn cho rằng, điều đầu tiên DN Việt Nam cần quan tâm là mọi thông tin phải rõ ràng, có một website bằng tiếng Anh để tiếp thị cho DN nước ngoài cần đầu tư vào lĩnh vực mà mình đầu tư. Ngoài ra, việc kết nối với trang mạng bán hàng quốc tế như Alibaba và tham gia hội chợ cũng là một kênh quan trọng để mở rộng thị trường hàng nông sản. “Thông tin về DN phải được tìm thấy trên internet. Những công cụ tìm kiếm phải cho phép tìm kiếm được thông tin về sản phẩm và DN. Đồng thời, DN Việt phải đáp ứng kịp thời những phản hồi thông tin khách hàng, tìm kiếm cơ hội hợp tác, có kỹ năng về sử dụng mạng xã hội và thư điện tử để kết nối với đối tác khi cần thiết…”, ông Bjorn Kolowski đề xuất. Song song đó, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, ông Nagai Katsuro kiến nghị, sản phẩm được đóng gói dán nhãn thì có thể nâng cao giá trị cho người sản xuất. Do đó, chú trọng đóng gói, dán nhãn sản phẩm theo chất lượng và phân phối vào các khu vực thị trường phù hợp sẽ giúp sản phẩm có được giá bán cao hơn. "Ngoài ra, nếu muốn có sản phẩm có giá trị gia tăng cao mà không có hệ thống vận chuyển kho lạnh thì rất khó, nên cũng cần đóng gói bảo quản tốt hơn, vận chuyển tốt hơn mới bán được với giá cao…”, ông Nagai Katsuro khuyến cáo./. Khánh Linh |