Bộ Tài chính trên hành trình cải cách hành chính,ộTàichínhnỗlựcdẫnđầuxếphạngchỉsốcảicáchhànhchítỉ số trận úc chuyển đổi số | |
Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển | |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban chỉ đạo cải cách hành chính |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế thực hiện nghi thức kích hoạt Hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Chủ động, nhất quán trong quan điểm về cải cách hành chính
Tại bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2021 (PAR Index 2021) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ 2 với kết quả Chỉ số CCHC đạt 91,71%. Đây là năm thứ 8 liên tiếp kể từ năm 2014, Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu PAR Index.
Việc tiếp tục duy trì vị trí trong tốp 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu PAR Index 2021 trong 8 năm liên tiếp cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Tài chính trong công tác CCHC nhằm tạo thuận lợi cho người dân và DN, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bộ Tài chính đã chủ động trong cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC), điều kiện kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, DN. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành kết nối, tích hợp 355/519 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 68,4% (vượt hơn 30% so với yêu cầu của Chính phủ)...
Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, Bộ Tài chính có những cải cách rất nhất quán, liên tục trong nhiều năm qua về vấn đề CCHC, trong đó có cải cách TTHC. Điều này đã được cộng đồng DN cũng như các cơ quan ghi nhận. Những cải cách này thể hiện tính chủ động, nhất quán trong quan điểm về CCHC, mang lại lợi ích cho DN, người dân của Bộ Tài chính và của các đơn vị khác nhau trong toàn bộ Bộ Tài chính. Theo quan sát, cách tiếp cận của Bộ Tài chính có rất nhiều điểm đặc biệt, theo đó, CCHC của Bộ Tài chính đã thực hiện một cách có hệ thống, không chỉ đơn thuần là ở một bộ phận mà nó diễn ra trên nhiều đơn vị khác nhau trong toàn ngành Tài chính, từ cấp trung ương đến địa phương. CCHC được tiếp cận rất hệ thống. Ngoài những hoạt động như cải cách, đơn giản hóa, cắt giảm TTHC còn có những cải cách ở góc độ khác nữa, đặc biệt là cải cách về mặt thể chế, về quy định pháp luật, cải cách chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Theo thông lệ quốc tế, cải cách như vậy mới mang lại kết quả một cách đồng bộ và có tác động trực tiếp nhất. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã cải cách rất mạnh mẽ về mặt thể chế, thu gọn đầu mối TTHC. Điều này mang lại lợi ích trực tiếp cho công tác cải cách TTHC, giúp giảm bớt chi phí tuân thủ TTHC, chi phí tuân thủ quy định pháp luật cho DN, người dân.
Đột phá lớn trong hiện đại hóa
Bên cạnh cải cách TTHC, Bộ Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số, từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình quản lý và điều hành ngân sách và tài chính. Trong 8 năm qua, Bộ Tài chính luôn giữ vị trí dẫn đầu khối bộ, ngành trong bảng xếp hạng về chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT index). Đặc biệt, cải cách hiện đại hóa đã được đẩy mạnh trong các lĩnh vực trọng tâm như Thuế, Hải quan, Kho bạc với nhiều thành tựu nổi bật.
Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, triển khai hoá đơn điện tử là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại các DN, chuyển đổi số đối với ngành Tài chính và góp phần thực hiện chiến lược Chính phủ điện tử. Trên cả nước đã có 764.314 DN (chiếm 92,6% tổng số DN) và 52.778 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử. Số lượng hóa đơn cơ quan thuế đã tiếp nhận xử lý từ khi triển khai đến ngày 24/5/2022 là hơn 318 triệu hóa đơn.
Đối với ngành Hải quan, trong nhiều năm qua, hoạt động ứng dụng CNTT đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đắc lực cho tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, được cộng đồng DN, người dân và các cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận, đánh giá cao. Từ nay đến năm 2025, ngành Hải quan đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu thực hiện Hải quan số; 100% TTHC có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 100% TTHC cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia...
Theo ông Lê Đức Thành, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan), đối với cộng đồng DN, chuyển đổi số của ngành Hải quan sẽ góp phần làm giảm chi phí do giảm thiểu được việc đi lại khi làm thủ tục, đặc biệt liên quan đến XNK, DN sẽ được cung cấp sự sẵn sàng về giải phóng hàng, thông tin về thanh toán thuế…; giúp chủ động trong sắp xếp kế hoạch làm việc một cách hiệu quả, nhanh chóng, thuận lợi… Với cơ quan quản lý như cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế, Bộ Tài chính sẽ có nhiều thông tin hơn nữa dưới dạng số hóa từ đó phục công tác quản lý được nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.
Theo chia sẻ của Lãnh đạo Văn phòng Bộ Tài chính, trong năm 2022, Bộ Tài chính hướng tới mục tiêu cải cách là tiếp tục xây dựng nền hành chính ngành Tài chính phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Đến nay Bộ đã thực hiện 130/159 nhiệm vụ, trong đó, 34 nhiệm vụ đã hoàn thành, 58 nhiệm vụ thường xuyên được thực hiện có hiệu quả và đảm bảo tiến độ, tiếp tục thực hiện 38 nhiệm vụ theo kế hoạch.
Để đánh giá sát sao công tác CCHC của các đơn vị thuộc Bộ, đầu năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số CCHC của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính”. Qua đó, công tác CCHC tại các đơn vị thuộc Bộ đã được đánh giá khách quan và lượng hóa kết quả triển khai tại các đơn vị, có sự so sánh xếp hạng kết quả CCHC giữa các đơn vị thuộc Bộ để xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện CCHC và đề ra giải pháp triển khai công tác CCHC tại các đơn vị nói riêng và của Bộ Tài chính nói chung, qua đó góp phần cải thiện và giữ vững vị trí xếp hạng CCHC của Bộ Tài chính. |