会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả changchun yatai】Thuế suất VAT thấp mang lại lợi ích cho người giàu hơn là người nghèo!

【kết quả changchun yatai】Thuế suất VAT thấp mang lại lợi ích cho người giàu hơn là người nghèo

时间:2025-01-13 10:53:19 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:824次

mua hang

Các mặt hàng thiết yếu sẽ giữ nguyên mức thuế suất thuế GTGT ưu đãi. Ảnh: LV

Đó là nhận định của ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia kinh tế trưởng,ếsuấtVATthấpmanglạilợiíchchongườigiàuhơnlàngườinghèkết quả changchun yatai Quyền Giám đốc Quốc gia của WB Việt Nam

Nhiều nước chuyển đổi cơ cấu thuế phụ thuộc vào VAT

Về đề xuất sửa đổi thuế VAT, có nhiều ý kiến khẳng định rằng cần xem xét thuế VAT là một phần của tiến trình cải cách, cơ cấu lại tổng thể hệ thống thuế. Ông Sebastian cho biết, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thuế VAT hiệu quả hơn về khía cạnh phục vụ phát triển kinh tế so với thuế thu nhập đánh vào lao động và vốn.

Thuế VAT có ít tác động bóp méo đến các quyết định kinh tế của hộ và doanh nghiệp hơn sắc thuế đánh vào lao động và vốn. Thuế VAT cũng góp phần hỗ trợ tăng tính cạnh tranh quốc tế. Là thuế đánh vào việc tiêu dùng trong nước, bao gồm cả hàng hóa dịch vụ nhập khẩu trong khi hàng hóa dịch vụ xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế VAT.

Mặt khác, thuế thu nhập, dù là đánh vào lao động hay vốn thì đều tạo gánh nặng thuế lên quá trình sản xuất trong nước nhưng hàng nhập khẩu thì không thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập.

Theo ông Sebastian, ở nhiều nước đang chuyển đổi cơ cấu thuế phụ thuộc nhiều hơn vào thuế VAT. Hiện nay, đây là sắc thuế đánh vào tiêu dùng mà tất cả các nước OECD đang áp dụng, trừ Hoa Kỳ. Đây cũng là sắc thuế tiêu dùng mà tất cả các nước lớn ngoài khối OECD đang áp dụng, bao gồm cả Ấn Độ đã bắt đầu áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm nay.

Ông Sebastian cho rằng, Việt Nam vẫn còn tiềm năng mở rộng việc áp dụng thuế VAT. Nếu chúng ta xem xét về tỷ lệ động viên của các sắc thuế tiêu dùng, bao gồm cả thuế VAT trong tổng thu NSNN, thì tỷ trọng của thuế hàng hóa và dịch vụ hiện hành của Việt Nam vào năm 2016 chiếm khoảng 48,5% tổng thu ngân sách nhà nước.

sebastian
      "WB cho rằng đề xuất cải cách chính sách thuế của Bộ Tài chính là rất quan trọng và kịp thời để đảm bảo tăng trưởng bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều quan trọng là phải tiến hành cải cách thuế để đưa huy động thu quay lại quỹ đạo bền vững.  Đồng thời, gánh nặng thuế cần phải được chia sẻ công bằng và môi trường thuế cũng cần hỗ trợ phát triển và đầu tư"- ông Sebastian nhận định .

Trong khu vực ASEAN, tỷ lệ này của Việt Nam là thấp hơn Thái Lan (53,9%), Lào (55,9%), Cam-pu-chia (55,5%), và nhỉnh hơn Philippines (45,6%).

Thuế suất thuế VAT hiện hành của Việt Nam đang ở ngưỡng thấp so với toàn cầu. Mức thuế suất thuế VAT trung bình của toàn thế giới là 16% nhưng tất nhiên là có nhiều khác biệt giữa các nước.

Trong khối các nước ở Châu Á, có Indonesia và Campuchia đang áp dụng thuế suất 10%, Philippines mức 12%, Sri Lanka 12,5%, Mông Cổ 13%, Bangladesh 15% và Trung Quốc 17%. Ấn Độ vừa mới áp dụng hệ thống thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), thuế suất 20% hoặc cao hơn tùy vào mặt hàng. Do đó, ông Sebastian cho rằng, mức tăng thuế suất thuế VAT như đề xuất của Bộ Tài chính là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Giữ thuế suất VAT ở mức thấp không nhất thiết là cách tốt nhất

Hiện nay, có những lo ngại chính đáng về tác động tới phân bổ thu nhập của thuế GTGT, đặc biệt là đến người nghèo. Theo ông Sebastian, những lo lắng này là quan trọng và đó là vấn đề gây tranh cãi khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, có thể được giải quyết và kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc giữ thuế suất thuế GTGT ở mức thấp không nhất thiết là cách tốt nhất để giải quyết cân bằng tài khóa và đảm bảo công bằng.

Lý giải vấn đề này, ông Sebastian cho rằng, không giống như thuế thu nhập có tính chất lũy tiến, thuế GTGT không phân biệt đối tượng nộp thuế. Tất cả các hộ gia đình đều phải trả thuế GTGT như nhau, bất kể mức thu nhập thế nào. Vì vậy thuế GTGT có tính chất lũy thoái.

Theo ông Sebastian, có một số điểm quan trọng là các hộ gia đình giàu thường có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, và dùng nhiều hàng hoá đắt đỏ hơn nên họ trả phần lớn thuế GTGT.

Tại Việt Nam, theo tính toán của WB thì 20% hộ gia đình nghèo nhất chỉ trả khoảng 9% tổng số thu thuế GTGT. Trong khi đó, 20% hộ gia đình giàu nhất trả gần 40% tổng số thu thuế GTGT.

Điều này có nghĩa là nếu một hộ nghèo tiết kiệm được trung bình 10.000 đồng do thuế suất thuế GTGT thấp thì hộ giàu tiết kiệm được 40.000 đồng. Vì vậy, thuế suất thuế GTGT thấp thực sự mang lại lợi ích cho người giàu hơn người nghèo. Còn các hộ gia đình nghèo chi trả phần lớn hơn trong thu nhập của mình để tiêu dùng, đặc biệt là vào các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm.

Vì vậy, một giải pháp để giảm tác động tiêu cực của việc tăng thuế đối với người nghèo là giữ nguyên mức thuế suất thuế GTGT ưu đãi cho các mặt hàng thiết yếu. Điều này sẽ làm giảm tác động tiêu cực của việc tăng thuế đối với người nghèo và phù hợp với xu hướng cải cách thuế theo đề xuất của Bộ Tài chính. WB đang tiến hành cùng với Bộ Tài chính nhằm đánh giá tác động tới phân bổ thu nhập của đề xuất tăng thuế để có những điều chỉnh tiếp theo.

Cũng theo ông Sebastian, bất kỳ cuộc tranh luận về tác động tới phân bổ thu nhập của việc tăng thuế GTGT cần được đánh giá trong bối cảnh toàn bộ hệ thống thuế và hệ thống phúc lợi, chứ không chỉ một sắc thuế riêng lẻ.

“Câu hỏi đặt ra là liệu mức thuế suất thuế GTGT thấp có phải là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu hệ thống tài chính công bằng? Một lần nữa, tôi cho rang, tốt hơn là sử dụng các biện pháp khác để hỗ trợ người nghèo” - ông Sebastian nhấn mạnh.

Về số thu, ông Sebastian cho rằng, đề xuất của Bộ Tài chính đã bao gồm các cải cách thuế khác để tạo ra một hệ thống thuế lũy tiến và công bằng hơn. Ví dụ, cải cách thuế TNCN làm cho thuế TNCN có tính chất lũy tiến hơn. Việc đề xuất áp dụng thuế tài sản, thường có tính chất lũy tiến, cũng rất quan trọng. Cuối cùng, chúng tôi cũng khuyến nghị Việt Nam nên xóa bỏ các “lỗ hổng thuế” và ưu đãi miễn thuế TNDN để đảm bảo rằng khu vực doanh nghiệp cũng đóng góp ngân sách, đặc biệt là khi mức thuế suất thuế TNDN hiện nay của Việt Nam đã rất cạnh tranh.

Ngoài ra, cũng có nhiều cách tốt hơn để phân bổ lại cho các hộ nghèo về mặt chi ngân sách, bao gồm chi tiêu cho y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích cho người nghèo. Vì vậy, nếu chúng ta xem xét đề xuất tăng thuế GTGT trong bối cảnh rộng hơn này thì có thể giải quyết được mối lo ngại về tác động tới phân bổ thu nhập của việc tăng thuế GTGT.

Tác động của việc tăng thuế GTGT đối với lạm phát là rất hạn chế
Ông Sebastian cho biết, kinh nghiệm quốc tế cho thấy tác động của việc tăng thuế suất thuế GTGT đối với lạm phát là tương đối hạn chế. Mặc dù việc tăng giá cao hơn xu hướng giá bình thường hoặc lạm phát có thể xảy ra “một lần” nhưng thường sẽ không có tác động lâu dài đối với tỷ lệ lạm phát. Phân tích ban đầu của WB chỉ ra rằng đề xuất tăng thuế GTGT hiện nay sẽ dẫn đến tăng chỉ số CPI “một lần” trong khoảng 0,06-0,39%. Như vậy, trừ khi Chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc tăng lương bất thường trùng với giai đoạn tăng thuế GTGT thì lạm phát không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đáng lưu ý là ở giai đoạn này, lạm phát vẫn ở mức thấp do vậy đây là thời điểm tốt để thực hiện cải cách thuế như đề xuất của Bộ Tài chính.

Thảo Miên

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
  • Năm 2050 con người sẽ sống lâu hơn
  • Lương phi công đáng mơ ước của hãng American Airlines
  • Vinamilk nâng cao năng suất và chất lượng vùng nguyên liệu
  • Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
  • Hình ảnh trong game điều khiển trí não
  • Doanh nghiệp xăng dầu lại kêu lỗ
  • kinh doanh rau sạch
推荐内容
  • Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
  • VietJetAir mua 63 chiếc máy bay Airbus trị giá 6,4 tỷ USD
  • Những cỗ máy sinh lời của Apple
  • Dự án 10 tỷ USD trong lĩnh vực hạt nhân giữa Nga và Iran
  • Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
  • Nhận làm thủ tục cấp chứng nhận năng lượng qua mạng