Tôi gặp PGS Đào Nguyên Khôi vào một chiều cuối năm Kỷ Hợi. 35 tuổi anh Khôi hiện là phó trưởng khoa môi trường,ữngngườiđặcbiệtcủatiếnsĩQuảcầuvàkết quả cúp c2 lượt đi Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Năm nay anh cũng được công nhận đạt chuẩn phó giáo sư. Đặc biệt niềm vui nhân đôi khi anh là một trong 10 nhà nghiên cứu nhận Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019, rồi một trong 12 công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM.
Anh Khôi bảo những giải thưởng thể hiện sự cố gắng trong nhiều năm như thừa nhận những nỗ lực của bản thân, nhưng không phải là cái đích để hướng tới. Với vai trò là giảng viên anh muốn làm những điều thiết thực cho sinh viên. Còn ở lĩnh vực nghiên cứu phải tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao. Anh Khôi quan niệm người thầy đứng trên bục giảng đầu tiên phải chuẩn mực không chỉ về kiến thức mà còn nhân cách. Để dạy tốt không những cần chuyên môn vững mà phải nghiên cứu tìm tòi cái mới để có thực tiến. Người thầy phải thoát ra khỏi sách giáo khoa, thoát ra khỏi bản thân. Tôi học tập tính ba và được truyền cảm hứng từ bác ruột Sinh ra và lớn lên ở Đắk Lắk, trong một gia đình có ba là viên chức ngành công đoàn, còn mẹ là nhân viên ngành xuất bản, nghề giáo với anh là sự kết hợp học những đức tính của ba và của người bác ruột. Anh bảo chính ba đã truyền cho mình ý chí mạnh mẽ để học tập. Đặc biệt bằng tình thương yêu vô bờ bến, tư tưởng tiến bộ, ba mẹ anh đã cho con quyền tự quyết định cuộc đời. “Đến bây giờ, tôi vẫn không quên được hình ảnh ba ngày xưa. Lúc đó dù ba đã là một viên chức công đoàn dạy dạn, đã lớn tuổi nhưng hàng ngày ông vẫn tranh thủ chạy xe đi học để trau dồi thêm nghiệp vụ chuyên môn. Ông bảo với tôi sự học là không ngưng, không tuổi tác. Tôi tự nhủ với bản thân “đấy” ba lớn tuổi rồi, đã có công việc ổn định vẫn đi học thì tại sao mình lại không”- anh Khôi kể. Anh bảo chính ba đã truyền cho anh tính kiên trì, chịu khó. Những ngày còn là sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên, nhờ được truyền cảm hứng từ người bác ruột làm việc ở Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, anh Khôi đã mạnh dạn đi theo con đường nghiên cứu khoa học. “Bác là người khuyến khích và chia sẻ rằng một khi đã theo đuổi nghiên cứu thì phải nỗ lực, cố gắng".
PGS Đào Nguyên Khôi bảo, trên con đường nghiên cứu của anh có nhiều sự may mắn. Đặc biệt trong những năm tháng học đại học anh đã gặp được những người thầy, người cô nhiệt tình hướng dẫn, mở đường cho anh đến với hướng nghiên hiện nay. “Nghiên cứu khoa học không phải là con đường trải hoa hồng. Tôi từng nhiều va vấp nhưng sau mỗi lần thất bại lại có thêm động lực. Khi nghiên cứu tôi từng bị từ chối rất nhiều công bố, thậm chí có một bài báo nhưng bị từ chối không dưới 2 lần và phải mất 2 năm chính sửa và được công bố lại. Những lần như thế, tôi rút ra bài học là nhìn vào sự nỗ lực, kiên trì của ba, của bác mình ngày xưa, của những người thầy đã dạy mình mà tiếp tục”- anh nói. Lê Huyền Tài sản duy nhất cha mẹ nghèo để lại cho anh em tiến sỹ Giàu-Người cha quan niệm, “dù có chết cũng không để lại cho con bất cứ tài sản gì” ngoài thứ duy nhất. |