【lịch thi đấu bóng đá quốc tế tối nay】Không sử dụng ngân sách để tái cơ cấu DNNN và xử lý nợ xấu ngân hàng
Đồng thời, yêu cầu không sử dụng ngân sách để cơ cấu lại doanh nghiệp (DN), xử lý nợ xấu, cấp vốn cho ngân hàng thương mại…
Tổng thu NSNN tăng 1,65 lần trong giai đoạn tới
Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể của kế hoạch tài chính 5 năm là phấn đấu tổng thu NSNN cả giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6.864.000 tỷ đồng, tăng khoảng 1,65 lần so với giai đoạn 2011 - 2015; bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN không thấp hơn 23,5% GDP, trong đó thuế, phí, lệ phí khoảng 21% GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 84 - 85% tổng thu NSNN.
Đồng thời, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tích cực. Tổng chi NSNN cả giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8.025.000 tỷ đồng, trong đó tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 25 - 26%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64% tổng chi NSNN. Ưu tiên đảm bảo chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia.
Tổng chi đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn tới tối đa khoảng 2.000.000 tỷ đồng. Trong đó, chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP) là 260.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngoài nước là 300.000 tỷ đồng, từ nguồn bán vốn nhà nước tại DN là 250.000 tỷ đồng. Số chi đầu tư này chỉ phân bổ 1.800.000 tỷ đồng, dành 10% còn lại để xử lý rủi ro về thu và các yêu cầu cấp bách về đầu tư. Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế, số bố trí chi đầu tư phát triển sẽ được Quốc hội quyết định trong dự toán NSNN.
Nghị quyết cũng xác định tỷ lệ bội chi NSNN cả giai đoạn 2016 - 2020 không quá 3,9% GDP, trong đó trần bội chi ngân sách trung ương là 3,7% GDP và bội chi ngân sách địa phương là 0,2% GDP. Phấn đấu giảm mạnh bội chi NSNN để đến năm 2020 không quá 3,5% GDP, nhằm thực hiện cân đối NSNN tích cực, bảo đảm nợ công trong giới hạn cho phép.
Để đảo đảm an toàn nợ công, chỉ số nợ công hằng năm được đặt giới hạn không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% tổng thu NSNN hằng năm.
Cùng với đó, các khoản nợ công được cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng nợ nước ngoài, tăng tỷ trọng nợ trong nước. Xây dựng thị trường trái phiếu, hạn chế phát hành trái phiếu quốc tế, giữ kỳ hạn TPCP trên 5 năm là chủ yếu, nâng kỳ hạn trung bình TPCP phát hành trong giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng 6 - 8 năm.
Cũng theo Nghị quyết, trong 5 năm tới, chính sách, công tác điều hành đối với thu chi NSNN cũng sẽ có nhiều bước đổi mới đáng kể. Theo đó, sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung chính sách thu đảm bảo nâng dần tỷ lệ huy động GDP vào NSNN, đảm bảo tỷ trọng thu nội địa không thấp hơn quy định trên. Đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián thu; tăng tỷ trọng thu nội địa; giảm tỷ trọng thu từ dầu thô, tài nguyên, xuất nhập khẩu... Cắt giảm thuế quan theo các hiệp định, cam kết hội nhập. Hạn chế tối đa việc đề ra các chính sách làm giảm thu…
Đối với chi NSNN, cơ cấu giữa tích lũy và tiêu dùng được giữ hợp lý, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo chi cho con người, an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh.
Hạn chế lồng ghép chính sách xã hội trong các luật thuế
Để triển khai thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm, Nghị quyết nêu rõ 9 nhóm giải pháp cụ thể. Trong đó có việc thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng, rà soát thu hẹp diện miễn, giảm thuế; nghiên cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hạn chế tối đa việc lồng ghép các chính sách xã hội trong các luật về thuế. Rà soát các chính sách ưu đãi ảnh hưởng đến thu NSNN.
Xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm pháp luật về quản lý, thu, chi NSNN, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý NSNN. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi đã có trong dự toán nhưng không cần thiết, chậm triển khai; hạn chế chuyển nguồn đến 31/12 hàng năm để kiểm soát chặt chẽ bội chi, trần nợ công hàng năm.
Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương. Không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN. Các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn. Đảm bảo tỷ lệ phát hành TPCP có thời hạn từ 5 năm trở lên tối thiểu 70% tổng khối lượng TPCP phát hành.
Đáng chú ý, Nghị quyết cũng yêu cầu nghiên cứu việc thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu, quản lý vốn nhà nước. Không sử dụng NSNN để cơ cấu lại DNNN, xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại hoặc đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế.
Nghị quyết đề ra mục tiêu phấn đấu bảo đảm 20% tổng chi NSNN dành cho giáo dục, đào tạo; 2% tổng chi ngân sách cho khoa học công nghệ; thực hiện ưu đãi đối với người có công. Điều chỉnh lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công tăng bình quân khoảng 7%/năm, mức điều chỉnh cụ thể sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định trong dự toán NSNN hằng năm. |
H.Y
相关文章
Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
Bão Saola hầu như không gây thời tiết xấu trên đất liền dịp lễ 2/9Theo Trun2025-01-13Hớn Quản: Xử lý 135 trường hợp vi phạm chở quá tải
Tại các tuyến đường liên xã như: Tân L2025-01-13Quyết liệt trong thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Huyện Bù Đăng có đông đồng bào dân2025-01-13Những điểm mới đáng lưu ý trong Luật Quản lý Ngoại thương
BPO- Luật Quản lý Ngoại thương được Quốc h&2025-01-13Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
Thời tiết mưa nhiều ngày khiến người dân miền Trung lo mất vụ hoa Tết (Ảnh: THANH NGUYÊN)Trung tâm D2025-01-13- BP - Ngày 8-5, Công an huyện Hớn Quản cho biết đang tiN2025-01-13
最新评论