Ông Vũ Bá Phú,úctiếnthươngmạisẽưutiênmặthàngcólợithếcạkeo ma lai xi a Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương). Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua? Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần giúp các DN tìm ra hoặc tiếp cận thị trường quốc tế một cách hiệu quả. Cụ thể, nhờ sự đóng góp một phần của xúc tiến thương mại mà các DN Việt Nam cũng như hàng hóa Việt Nam tiếp cận được thị trường mới, đã vào sâu được thị trường truyền thống, tạo dựng được những thương hiệu nhất định trên nhiều thị trường khó tính. Một số ý kiến cho rằng, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến thương mại hiện còn khá hạn chế, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả. Quan điểm của ông như thế nào? Con số ngân sách hỗ trợ cho xúc tiến thương mại của Việt Nam khá thấp so với các nước trong khu vực, chỉ chiếm 0,003% kim ngạch XK, bằng 1/10 so với Thái Lan, 1/36 của mức bình quân trên thế giới. Chi phí hỗ trợ cho xúc tiến thương mại bình quân trên thế giới hiện khoảng 0,11% kim ngạch XK. Bên cạnh đó, đáng chú ý là hoạt động xúc tiến thương mại còn đang dàn trải cho hầu hết lĩnh vực, mặt hàng. Việc tăng chi cho hoạt động xúc tiến thương mại trong bối cảnh ngân sách eo hẹp hiện nay khá khó khăn. Xin ông cho biết, thời gian tới, hoạt động xúc tiến thương mại sẽ được thúc đẩy triển khai ra sao để “liệu cơm gắp mắm”, hiệu quả nhất? Để đảm bảo xúc tiến thương mại có tính ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm, có thời hạn, thứ nhất, Bộ Công Thương đang khẩn trương trao đổi, làm việc với các bộ, ngành, hiệp hội cũng như các địa phương nhằm xác định những mặt hàng được coi là có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thứ hai, các bộ ngành cũng đang nỗ lực xác định xem mặt hàng có lợi thế cạnh tranh đó còn dư địa để gia tăng giá trị XK như thế nào, từng bước chiếm lĩnh những khâu đem lại nhiều giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi xác định được, hoạt động xúc tiến thương mại sẽ dành nguồn lực và ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm cho những mặt hàng này. Đồng thời, vấn đề là dành nguồn lực một cách có thời hạn chứ không thể hỗ trợ triền miên trong suốt thời gian dài. Ví dụ, ngành dệt may, thủy sản, thép… hiện có tiềm lực khá mạnh so với những ngành khác trong cả nước… Những ngành này không cần sự hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến thương mại dưới dạng cụ thể như tổ chức cho vé máy bay, kinh phí thuê gian hàng…, bởi các DN hoàn toàn trả được. Những ngành này tạm coi như những ngành “trưởng thành” của Việt Nam, cần hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại của Chính phủ trên góc độ truyền thông quốc tế. Sắp tới, chúng ta sẽ phải thay đổi theo hướng, với những ngành công nghiệp “trưởng thành” thì phải dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông quốc tế. Kết nối tìm kiếm sự hỗ trợ của các tập đoàn truyền thông lớn như BBC, CNN,… để đưa thương hiệu sản phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới. Còn với những ngành, sản phẩm đang ở dạng tiềm năng, xác định được có lợi thế cạnh tranh, là những ngành công nghiệp non trẻ thì sẽ dành nguồn lực để hỗ trợ, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống như hội chợ thương mại, kết nối giao thương để tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Với những DN vừa và nhỏ, việc tham gia hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương ở nước ngoài thực sự là thách thức, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ, cụ thể là Cục Xúc tiến thương mại “cầm tay chỉ việc”, giúp DN kết nối, thậm chí giúp thiết kế gian hàng, giao dịch, tiếp cận đối tác thương mại… Nông sản là một trong những ngành hàng chủ lực trong XK hàng hóa của Việt Nam. Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đã, đang và sẽ có sự phối hợp như thế nào nhằm nâng cao giá trị XK nông sản trong tương lai, thưa ông? Nông sản là mặt hàng chiến lược trong XK của Việt Nam trong những năm qua và thời gian tới. Vì vậy, suốt thời gian qua, Bộ Công Thương và NN&PTNT cũng như các bộ, ngành khác liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm từng bước tạo dựng thương hiệu cho mặt hàng nông sản trong nước cũng như quốc tế; mở cửa thị trường, tiếp cận thị trường thông qua hoạt động xúc tiến thương mại. Tính trên phương diện xúc tiến thương mại, giữa Cục Xúc tiến thương mại và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đã có nhiều thỏa thuận, hợp tác với nhau trong hỗ trợ, định vị thị trường, xây dựng thương hiệu cho ngành hàng, sản phẩm cụ thể, ví dụ như xây dựng thương hiệu gạo, thương hiệu cho tôm Việt Nam, tiến tới từng loại nông sản như cá tra, loại gạo đặc sản, hoa quả đặc sản… Mỗi một thương hiệu khi xây dựng đều có hoạt động trao đổi, phối hợp, cùng thuê chuyên gia, gặp gỡ DN, hiệp hội để xác định nhu cầu, cùng nhau thống nhất cơ chế, chính sách, phương thức hỗ trợ DN hiệu quả nhất. Xin cảm ơn ông! Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ: Cần nhất là quy hoạch trung tâm logistics vùng Để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hàng hóa XK phải được đi thẳng, như vậy, chi phí vận chuyển sẽ giảm được ít nhất 10 USD/tấn. Hiện Cần Thơ đang “tắc” về logistics, dù Chính phủ đã quy hoạch cảng của tỉnh, song hơn 1 năm qua vẫn chưa triển khai được. Tỉnh rất muốn hỗ trợ hạ tầng logistics cho thương mại ngoại thương, nhưng hiện nay không có cơ chế nào để thực hiện. Điều mà Cần Thơ đang rất cần là quy hoạch trung tâm logistics vùng, nên xây dựng trung tâm logistics của cả vùng ĐBSCL chứ không phải chỉ riêng Cần Thơ. Ngoài ra, vấn đề mà địa phương băn khoăn hiện nay là xây dựng chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, ở thị trường châu Âu chỉ có 3 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được công nhận là nước mắm Phú Quốc, hạt tiêu và hạt điều Bình Thuận. Cần Thơ nổi tiếng với sản phẩm gạo, song vẫn loay hoay chưa làm được chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này bởi năng lực nhỏ bé. Ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Phải dành ngân sách để triển khai chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm Hiện nay, cộng đồng DN và toàn ngành thủy sản đang phấn đấu đạt kim ngạch XK 10 tỷ USD năm 2018. Có một số yếu tố có thể tác động không tích cực đến XK thủy sản như: Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ; thuế chống bán phá giá tôm, cá tra sang Mỹ và “thẻ vàng” hải sản của Ủy ban châu Âu… Trong khi đó, một số vấn đề nội tại như thiếu nguyên liệu cho chế biến XK, vấn đề kháng sinh, giá thành sản xuất,… vẫn đang trong quá trình cải thiện. Để thúc đẩy XK thủy sản thời gian tới, một trong những giải pháp là tập trung đẩy mạnh XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, kiểm soát xuất tiểu ngạch. VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế đối với mặt hàng thủy sản XK đi Trung Quốc bằng đường bộ thông qua việc cấp và kiểm tra bắt buộc Chứng thư chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi XK; đồng thời có chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở gia công, sơ chế thủy sản XK cho thị trường Trung Quốc hiện nay nhằm bảo đảm chất lượng thủy sản XK. Ngoài ra, thời gian tới, đề nghị Bộ Công Thương phối hợp Bộ NN&PTTN và VASEP đặt mục tiêu định hướng cho những thị trường chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản và những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Australia,Trung Đông... nhằm giải quyết các vướng mắc, rào cản để thúc đẩy XK. Với xúc tiến thương mại, quảng bá thị trường theo hướng tiếp cận liên kết chuỗi, hợp tác công tư (PPP), kiến nghị Chính phủ và các Bộ: NN&PTNT, Công Thương chủ động dành ngân sách để chủ trì một số chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm; thông qua hình thức PPP, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại kết hợp nâng cao nhận thức để nhiều thành phần trong chuỗi giá trị có thể tham gia quảng bá thủy sản Việt Nam chất lượng và an toàn một cách thường xuyên, hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA): Doanh nghiệp cần bố trí thị trường XK hợp lý Hiện nay, thép Việt XK đi khá nhiều thị trường và thời gian qua phải đối diện với không ít vụ kiện phòng vệ thương mại. Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy XK tốt hơn trong thời gian tới, các DN XK cần nghiên cứu, bố trí thị trường XK hợp lý, tránh tập trung chủ yếu vào một vài thị trường gây ra tình trạng XK tăng đột biến, tạo cớ cho các nước NK tiến hành khởi xướng điều tra. Ngoài ra, các DN XK thép cũng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như nâng cao nhận thức về thương mại quốc tế, tránh rủi ro có thể xảy ra. VSA mong muốn ngày càng nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các đơn vị trực tiếp như Bộ Công Thương. Cụ thể, hệ thống tham tán thương mại ở các nước có thể hỗ trợ cho DN ngành thép thông tin về thị trường cũng như các luật lệ, quy định của thị trường. Trên có sở, DN có thể hiểu biết rõ hơn về thị trường cũng như rào cản luật pháp để tránh xảy ra tranh tụng thương mại. Đức Quang (ghi) |
|