发布时间:2025-01-10 10:09:21 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Sục sôi lòng yêu nước,ũngcảmthờichiếntiubiểuthờquả bóng đá việt nam năm 14 tuổi, ông trốn gia đình đi đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, trong một lần gỡ kíp nổ quả bom sót lại sau chiến tranh, ông cụt hai chân. Tưởng chừng sẽ gục ngã, nhưng với nghị lực phi thường của lính Bộ đội Cụ Hồ, ông đã làm được nhiều điều ngoài mong đợi.
Ông Trần Văn Oanh là tấm gương dũng cảm thời chiến, tiêu biểu thời bình.
Đó là ông Trần Văn Oanh, thương binh 4/4, 71 tuổi, ở ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh. Những ngày tháng 4 lịch sử này, gặp, nghe ông kể lại 10 năm tham gia đánh giặc (1965-1975) mà ngỡ như mới ngày nào.
Trốn nhà tham gia kháng chiến
Năm 1965, chứng kiến cậu ruột hy sinh trong một trận càn của địch, ông càng sôi sục lòng căm thù giặc. Muốn trả nợ nước, ông xin cha nhưng không cho nên trốn nhà theo cách mạng.
Khi ấy, ông vào Đội Tuyên huấn thị xã Vị Thanh; năm 1967, ông xin vào Đội Biệt động thị xã, từ đây, ông trực tiếp cầm súng giết giặc. “Lúc đó, dáng tôi khá nhỏ, vác súng trên vai mà báng súng thòng gần tới nhượng”, ông Oanh cho biết.
Tham gia nhiều trận đánh, nhưng ông nhớ nhất vào năm 1968, trong một trận phục kích, ông giết 3 tên địch.
Ông Oanh kể, giữa tháng 9-1968, ông và đồng đội phát hiện 1 trung đội biệt kích của địch đang hành quân, trong đó có 3 tên do thám bơi xuồng đi trước (cách chừng vài trăm mét). Để tránh địch phát hiện, đơn vị ông ém vào nhà dân. Khi 3 tên địch đến cách chừng trên trăm mét thì 1 đồng đội của ông định nổ súng nhưng ông ngăn lại vì sợ tỷ lệ tiêu diệt không cao.
Liền sau đó, ông xé vách nhà dân chui qua, bường qua mương, chém dè vào gốc bình bát; lát sau, 3 tên do thám bơi xuồng tới cách chừng 8m, thấy ổn nên ông nổ súng tiêu diệt cả bọn, rồi cùng đồng đội thu gom vũ khí, nhanh chóng rút quân. Lúc này, trung đội đi sau của địch biết phục kích nên nổ súng tấn công dữ dội nhưng không trúng ai.
Kể từ đó, trong các trận đánh, ông đều tiên phong xung trận, lập nhiều chiến công. Theo ông Oanh, từ năm 1965-1975, ông tham gia hàng chục trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt trên 40 tên địch. Khi chưa xung trận, ông và đồng rất sợ, nhưng khi tiếng súng nổ vang thì máu hăng không sao kiềm được…
Ông Oanh cũng nhớ nhiều về trận đánh tại doi gần kinh Mới, xã Tân Tiến ngày nay, ông và đồng đội bắn hạ rất nhiều tên giặc.
Đó là vào năm 1969, Dân y thị xã đóng tại khu vực này và bị địch càn quét, hay tin, lực lượng của ta tổ chức bảo vệ và đánh trả. Giằng co từng mét đất, đến chiều, địch rút ra khoảng 500m, co cụm và gọi “đại bàng”. Khi địch đổ dù xuống chi viện thì bị lực lượng ta tiêu diệt gần hết.
Tham gia kháng chiến, ông 2 lần bị thương, hiện một số mảnh đạn vẫn còn trong cơ thể.
Trong 10 năm tham gia đánh giặc, ông lặp nhiều chiến công, được Đảng, Nhà nước tặng nhiều huân, huy chương, bằng khen, đặc biệt được Chủ tịch nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba vì có công lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nông dân sản xuất giỏi
Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, ông làm ấp đội trưởng ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu. Năm 1976, trong một lần gỡ kíp nổ quả bom còn sót, 2 chân ông bị cụt. Từ đó đến vài năm sau, cuộc sống của gia đình ông rất vất vả, bởi đi lại khó khăn, các con còn nhỏ.
Với bản chất người lính Cụ Hồ, ông không gục ngã mà cố gắng từng bước. Cụ thể, ông tập đi, rồi lao động, sản xuất, dần dần mọi sinh hoạt gần như bình thường.
Theo ông Oanh, do bị cụt 2 chân nên mọi việc nặng ông đều dùng bằng 2 tay, từ đào đất, móc đất, đến dọn cỏ, đốn lá... “Về móc đất, tôi lựa những bãi cạn, sau khi lặn móc đất, 1 tay tôi bám vào be ghe, 1 tay nâng xô đất lên rồi đổ vô ghe. Còn đốn lá, tuy cụt chân nhưng tôi vẫn đi được trên bập bè”, ông Oanh cho biết.
Thời đó, xã Hỏa Lựu kênh mương chưa được tháo chua, rửa phèn, ông không được lành lặn như bao người nên thời gian và công sức bỏ ra phải gấp đôi, gấp ba người thường cải tạo. Hình ảnh ông ngoài đồng, ngoài rẫy tới tối là chuyện bình thường. Nhờ nghị lực đó, từ vài công đất cha mẹ cho, dần dần ông sang nhượng được gần 60 công. Nhiều người dân địa phương không ngờ tới thành tích ông có được.
Ghi nhận sự nỗ lực đó, UBND thành phố Vị Thanh và xã Hỏa Lựu tặng ông nhiều giấy khen như: nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (năm 2014); có nhiều thành tích xuất sắc trong Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (năm 2009); gương người tốt việc tốt tiêu biểu (năm 2020); có nhiều thành tích đóng góp tiêu biểu trong thực hiện công tác gia đình (năm 2021)...
Ông Ngô Quốc Cường, Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, nhận xét: “Tuy là thương binh, thân thể không lành lặn nhưng ông Oanh có nghị lực phi thường trong sản xuất, bằng chứng là cuộc sống gia đình ông những năm qua khấm khá. Khi địa phương phát động các phong trào thi đua, ông luôn là người tiên phong, gương mẫu, tham gia có hiệu quả. Ông Oanh thật sự là tấm gương tiêu biểu để nhiều người học hỏi”.
Bài, ảnh: NHẬT TÂN
相关文章
随便看看