【bảng xếp hạng bóng đá serie a 2023】Tay golf huyền thoại Tiger Woods chính thức trở thành tỷ phú
Tay golf huyền thoại Tiger Woods chính thức trở thành tỷ phú
TheềnthoạiTigerWoodschínhthứctrởthànhtỷphúbảng xếp hạng bóng đá serie a 2023o Forbes, Tiger Woods hiện là một trong ba vận động viên tỷ phú trên thế giới, bên cạnh hai siêu sao bóng rổ LeBron James và Michael Jordan.
Nhắc đến golf, Tiger Woodschắc chắn là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong giới. Những chiến thắng, chấn thương, tai tiếng và cả thất bại của tay golf 46 tuổi đều được truyền thông toàn cầu dõi theo.
Thế nhưng bất chấp tất cả, Woods vẫn liên tục duy trì vị thế là một trong những vận động viên kiếm tiền hàng đầu trên thế giới. Theo Forbes, ông đã kiếm được hơn 1,7 tỷ USD tiền lương, phí đại diện và các khoản thu nhập khác trong suốt 27 năm sự nghiệp — nhiều hơn bất kỳ vận động viên nào.
Gương mặt bảo chứng cho nhiều thương hiệu
Forbes hiện ước tính giá trị tài sản ròng mà Woods nắm giữ là ít nhất 1 tỷ USD, biến ông trở thành một trong ba tỷ phú vận động viên bên cạnh các siêu sao bóng rổ như LeBron James và Michael Jordan.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa đến 10% thu nhập của Woods đến từ tiền thưởng cácgiải đấu golf. Tiger Woods kiếm tiền phần lớn nhờ các hợp đồng đại diện khổng lồ với hơn một chục thương hiệu, bao gồm Gatorade, Monster Energy, TaylorMade, Rolex và Nike. Nhiều hãng trong số này đã đồng hành cùng Woods từ năm 1996 và vẫn tiếp tục ủng hộ ông cho đến ngày nay.
“Anh ấy đã đến đúng thời điểm, chọn đúng môn thể thao thích hợp. Woods là một vận động viên có nền tảng đa dạng và dễ tiếp cận. Các thương hiệu rất thích có được một người đại diện được đón nhận không chỉ bởi giới yêu golf truyền thống mà còn bởi những người hâm mộ thông thường”, Giảng viên trường Đại học Columbia Joe Favorito nói.
Sự nghiệp kinh doanh thành công
Woods đã sử dụng địa vị và thu nhập cá nhân để mở rộng sang một loạt các dự án khác, bao gồm kinh doanh thiết kế sân golf (TGR Design), công ty sản xuất sự kiện trực tiếp (TGR Live) và nhà hàng (The Woods).
Thông qua TGR Ventures, Woods đã đầu tư vào Full Swing - một công nghệ đào tạo chơi golf; Heard - một công ty khởi nghiệp phần mềm khách sạn; và PopStroke - chuỗi sân golf mini sang trọng trên khắp nước Mỹ.
Báo chí cũng đưa tin Woods là đối tác trong một SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) vừa được công bố hồi tháng 1. Ngoài ra, tay golf 46 tuổi còn hợp tác với tỷ phú người Anh Joe Lewis, triệu phú golf Ernie Els and ca sĩ Justin Timberlake để đầu tư vào NEXUS Luxury Collection - một chuỗi club, và khu nghỉ dưỡng hạng sang.
“(Tiger Woods) cực kỳ khéo léo trong việc tiếp quản hoạt động kinh doanh và đưa doanh nghiệp hoạt động theo cách riêng của anh ấy - điều mà các vận động viên trước đó không làm được. Anh ấy thật sự là một hình mẫu, là biểu tượng của 'Giấc mơ Mỹ' và những khó khăn chỉ càng củng cố hơn cho vị thế của Woods mà thôi”, nhà môi giới thể thao huyền thoại Leigh Steinberg chia sẻ.
"Hiệu ứng Tiger"
Tiger Woods có sức ảnh hưởng to lớn đối với các hãng truyền hình chuyên về golf ở Mỹ. Cựu chủ tịch CBS Neal Pilson chia sẻ vào đầu những năm 2000, lượt xem truyền hình sẽ giảm từ 30% đến 50% nếu Woods không lọt vào top các ứng cử viên vô địch tại một giải đấu.
Người ta gọi đây là “Hiệu ứng Tiger” và cũng chính nó đã góp phần giúp tổng quỹ thưởng của PGA Tour tăng gần gấp 3 lần trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2008 - quãng thời gian Woods giành được 14 chức vô địch major.
“Tiger là người đứng sau tất cả. Anh ấy là người thúc đẩy giải đấu và thu hút lượng người xem, nhà tài trợ, sự quan tâm từ báo chí,... và tất cả chúng tôi đều được hưởng lợi”, Phil Mickelson - người từng 6 lần vô địch giải đấu golf lớn nhất thế giới cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2014.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Woods là vận động viên kiếm tiền nhiều nhất trong lịch sử với 100 triệu USD mỗi mùa giải. Ông giữ vị trí số 1 trong danh sách vận động viên được trả lương cao nhất do Forbes thống kê trong mười năm liên tiếp, tính đến năm 2012.
Kiếm tiền ổn định dù không chơi golf
Ngay cả khi danh tiếng sa sút đáng kể sau vụ tai nạn xe hơi vào Lễ Tạ ơn năm 2009, Woods vẫn là một "mỏ vàng sống". 12 tháng sau scandal, dù gần như không thi đấu, Woods vẫn thu về 68 triệu USD nhờ các hoạt động ngoài sân cỏ.
Chứng kiến Woods chiến đấu vượt qua chấn thương càng khiến cho "hiệu ứng Tiger" ngày càng lan rộng. Người hâm mộ gọi ông là "kẻ chinh phục bất khả chiến bại" trong khi nhà tài trợ một lần nữa có niềm tin để tiếp tục sát cánh bên "huyền thoại golf".
Ở thời điểm này, có thể khẳng định Woods vẫn sẽ tiếp tục giàu có dù ông có thi đấu golf nữa hay không. Mới đây, Tiger Woods tuyên bố ông sẽ bỏ qua giải U.S. Open Championship trong tháng 6 để tập trung cho giải Open Championship trong tháng sau. Trước đó vào tháng 5, ông cũng đã rút khỏi vòng cuối tại giải PGA Championship do chấn thương lưng và chân.