Nhằm giúp các bên tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản chia sẻ thông tin,ĐưaVietGAPvàonuôitrồngthủysảlịch thi đấu bóng đá nga đẩy mạnh áp dụng VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) và sử dụng các sản phẩm đạt chất lượng cao, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác và kết nối thị trường” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm thuỷ sản sẽ tăng lênÔng Như Văn Cẩn, Phó Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản cho biết, nuôi trồng thủy sản trong vòng 10 năm trở lại đây có bước phát triển nóng, dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Vì vậy, việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hôi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Theo Tổng cục Thủy sản, khi triển khai VietGAP trong lĩnh vực thủy sản, điều khó khăn nhất là thay đổi nhận thức và tập quán người sản xuất, người tiêu dùng, sự đáp ứng về cơ sở vật chất của các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, thói quen ghi chép của người nuôi, kết nối các bên tham gia trong chuỗi giá trị… Tuy nhiên, nếu áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm thuỷ sản sẽ tăng lên, năng suất cao hơn, việc xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Tổng cục Thuỷ sản đặt ra mục tiêu đến năm 2016 phải phổ cập về VietGAP đối với các hộ nuôi cá tra đạt chứng nhận VietGAP sau đó tiến tới bắt buộc các hộ nuôi trồng thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn VietGAP mới có thể xuất khẩu được. TheoVietnam+ |