游客发表

【ketqua ngoai hang anh】Là "điểm sáng" của kinh tế, nhưng xuất khẩu vẫn nguy cơ khó đoán định

发帖时间:2025-01-25 11:39:37

Tác động của gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ đến xuất khẩu nông sản Tránh gián đoạn xuất khẩu khi thực hiện quy định chống phá rừng của EU Gỡ những “điểm nghẽn” cho nền kinh tế bứt phá
Tổng bí thư Tô Lâm - đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên tham dự phiên thảo luận tại Tổ 12. Ảnh: quochoi
Tổng bí thư Tô Lâm tham dự phiên thảo luận tại Tổ 12. Ảnh: Quốc hội

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 26/10/2024, Quốc hội đã dành cả ngày để thảo luận tại tổ về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN)...

Quan tâm đến chất lượng doanh nghiệp

Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024, các đại biểu Quốc hội đều nhận định là có nhiều “điểm sáng”, là sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Nhờ đó, dự báo cả năm 2024, các đại biểu Quốc hội cũng đặt nhiều kỳ vọng vào những kết quả sẽ đạt được, như tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%).

Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức tăng trưởng cao, là một trong nhiều "điểm sáng' của kinh tế Việt Nam năm 2024.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại.

Theo đại biểu Triệu Quang Huy (đoàn Lạng Sơn), nền kinh tế còn những khó khăn tiềm ẩn như sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư công. Trong khi đó, tình hình xuất khẩu vẫn còn nguy cơ khó đoán định. Xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực sang các thị trường còn gặp một số khó khăn về rào cản kỹ thuật cũng như điều tra chống bán phá giá.

Cũng về xuất khẩu, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đánh giá, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn nên chịu ảnh hưởng của các biến động phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới.

Bên cạnh đó, hiện dịch vụ logistics và năng lực vận tải biển trong nước còn hạn chế nên cước vận tải tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu của nước ta, nhất là sang châu Âu – thị trường lớn của Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng từ thị trường này.

Đặc biệt, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn lớn.

Đại biểu Trần Thị Hiền – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam
Đại biểu Trần Thị Hiền (đoàn Hà Nam) phát biểu ý kiến. Ảnh: Quochoi

Theo đại biểu Trần Thị Hiền (đoàn Hà Nam), dù số lượng doanh nghiệp tăng đều suốt những năm qua, nhưng nếu đánh giá về mục tiêu thì e rằng khó có thể đạt được việc phát triển 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 theo mục tiêu của Chính phủ.

Mặt khác, quy mô doanh nghiệp cũng rất nhỏ, hơn 90% là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa, trong khi số liệu thống kê cũng cho thấy, số doanh nghiệp kinh doanh lỗ nằm nhiều ở nhóm này.

Do đó, đại biểu Trần Thị Hiền cho rằng, cần phải quan tâm hơn đến chất lượng doanh nghiệp chứ không chỉ đơn thuần về số lượng. Những khó khăn về tiếp cận vốn tuy đã được tháo gỡ nhưng vẫn cần tiếp tục phải được quan tâm hơn, đặc biệt là về lãi suất.

Ngoài ra, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất lao động, thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất, tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu…

Cùng với đó là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cần định hình từ khâu lập dự toán

Về vấn đề liên quan đến NSNN năm 2024 và dự toán NSNN năm 2025, các đại biểu Quốc hội cũng đồng tình với các báo cáo và tờ trình của Chính phủ.

Trong đó, các đại biểu cho rằng, kinh tế tăng trưởng khả quan trên hầu khắp các lĩnh vực đã giúp củng cố nguồn thu ngân sách, tạo đà cho việc thực hiện dự toán ngân sách năm 2025.

Ngoài ra, các chỉ tiêu về nợ công, nợ Chính phủ, bội chi của năm 2024 cũng như dự kiến cả giai đoạn 5 năm 2021-2025 đều thấp xa so với ngưỡng Quốc hội cho phép.

Nhưng theo đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc), Chính phủ ước thực hiện thu NSNN năm 2024 đạt 1.873,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% dự toán giao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 đã làm ảnh hưởng đến số thu của 26 địa phương và thực hiện một số chính sách giảm số thu NSNN.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá tính khả thi của số thu NSNN những tháng cuối năm 2024.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đề nghị Chính phủ cần quan tâm đánh giá kỹ hơn các nguồn thu ngân sách, nhất là nguồn thu nội đia, tỷ lệ thu giữa Trung ương và địa phương.

Hơn nữa, các nguồn thu mới như từ thương mại điện tử, nền tảng số, hộ kinh doanh… hiện vẫn còn “khoảng trống lớn” nên theo đại biểu, cần nghiên cứu, hướng dẫn thu hợp lý, cùng các loại thu từ sử dụng, chuyển dịch, sở hữu đất cần định hình rõ hơn khi thực hiện Luật Đất đai 2024.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, trong năm 2025 và các năm tiếp theo, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cần định hình ngay từ khâu lập dự toán, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư thêm cho an sinh xã hội hoặc dành nhiều hơn cho đầu tư các công trình, dự án quan trọng, cấp bách của địa phương.

    热门排行

    友情链接