【ket quả truc tiep】Lợi nhuận đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng trong quý II/2022

 人参与 | 时间:2025-01-10 18:58:14

Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm có dấu hiệu chững lại

Theợinhuậnđầutưcủacácdoanhnghiệpbảohiểmcóthểbịảnhhưởngtrongquýket quả truc tiepo số liệu từ SSI Research, tổng doanh thu phí bảo hiểm trong quý I/2022 đạt 55,5 nghìn tỷ đồng (tăng +14,6% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ lần lượt đạt 38,4 nghìn tỷ đồng (+14,6%) và 17 nghìn tỷ đồng (+14,7%). Doanh thu phí khai thác mới (NBP) giảm lần thứ 2 trong nhiều năm (đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, -9,8% so với cùng kỳ).

Lợi nhuận đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng trong quý II/2022

Lý giải về diễn biến này, các chuyên gia của SSI Research cho rằng, mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm là do nền cơ sở cao trong quý I/2021 (+52% so với cùng kỳ) cùng với nhu cầu bị dồn nén sau thời gian giãn cách trong năm 2020 và sự sụt giảm doanh số từ kênh đại lý trong quý I/2022 (-23,4% so với cùng kỳ). SSI Research cũng lưu ý rằng, một số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ghi nhận sự sụt giảm mạnh về số lượng đại lý trong quý I/2022.

Trong tháng 4, đà tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm duy trì ổn định giữa các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (+14,5% so với cùng kỳ) và giảm nhẹ ở các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (+12,6% so với cùng kỳ). Các chuyên gia SSI Research kỳ vọng tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sẽ tăng mạnh hơn trong quý III/2022 do nền cơ sở thấp trong quý III/2021.

Các khoản đầu tư có thể ảnh hướng tới lợi nhuận ròng

Thông tin từ SSI Research cho biết, trong quý I/2022, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng mạnh ở hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết. BIC và MIG đạt mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm cao nhất lần lượt là +41% và +40% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn cá nhân.

Với mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm mạnh mẽ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (ngoại trừ ABI, PTI) đều đạt kết quả quan (+28% so với cùng kỳ). Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp đều duy trì ở mức thấp, mặc dù đã tăng từ đáy vào quý III/2021.

Mặt khác, theo đơn vị này, trong quý I/2022, thu nhập từ hoạt động đầu tư giảm -15% do cả lãi suất huy động bình quân thấp hơn và các doanh nghiệp không còn nhiều lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu như trong quý I/2021. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ giảm -1% so với cùng kỳ như dự kiến.

Lợi nhuận đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng trong quý II/2022

Cũng theo nhận định của các chuyên gia SSI Research, lợi nhuận đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ bị ảnh hưởng trong quý II/2022.

Các chuyên gia này cho rằng, kết quả lợi nhuận quý II/2022 có thể sẽ không mấy khả quan đối với hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm do diễn biến của thị trường chứng khoán không thuận lợi. Ngoại trừ ABI, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều có đầu tư cổ phiếu. Năm 2021, đầu tư cổ phiếu chiếm khoảng từ 2% - 9% tổng danh mục đầu tư và chiếm 10% - 46% lợi nhuận đầu tư.

Với việc thị trường chứng khoán sụt giảm so với đầu năm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư cổ phiếu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng.

Mặc dù lãi suất tăng nhưng tỷ lệ bồi thường sẽ quay lại mức bình thường và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu sẽ không còn thuận lợi như 2021, do đó, các chuyên gia của SSI Research duy trì quan điểm là tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2022 sẽ khả quan. Tác động của môi trường tăng lãi suất sẽ thể hiện rõ hơn ở tăng trưởng lợi nhuận năm 2023.

顶: 44936踩: 4246