【ngoai hạng a】Vợ Việt cùng chồng Pakistan đưa con gái 6 tuổi về Hà Nội học tiếng Việt

  发布时间:2025-01-12 01:41:57   作者:玩站小弟   我要评论
Chị Trần Thùy Trang (38 tuổi, quê Lào Cai) có hơn 10 năm sinh sống ở Nhật Bản. Tại đây, chị quen biế ngoai hạng a。

Chị Trần Thùy Trang (38 tuổi,ợViệtcùngchồngPakistanđưacongáituổivềHàNộihọctiếngViệngoai hạng a quê Lào Cai) có hơn 10 năm sinh sống ở Nhật Bản. Tại đây, chị quen biết và kết hôn với anh Tallal Ahmed (37 tuổi, người Pakistan).

9 năm bên nhau, vợ chồng chị Trang có một con gái là bé Miu (6 tuổi) xinh xắn, đáng yêu. 

Bé Miu trong lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội

Đầu năm học 2023 - 2024, người thân, bạn bè bất ngờ khi biết vợ chồng chị Trang đưa con gái về Việt Nam học lớp 1.

“Miu học lớp 1 tại Hà Nội. Bé nhanh chóng hòa nhập môi trường học tập mới. Tôi cảm thấy yên tâm, hy vọng con học thật tốt”, chị Trang nói.

Anh Tallal Ahmed vướng bận công việc kinh doanh, thường xuyên di chuyển giữa Nhật Bản và Việt Nam. Anh rất vui vẻ, ủng hộ quyết định đưa con về Việt Nam của vợ. 

Trước đây, cả nhà chị Trang chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Nhật và một ít tiếng Anh. Anh Tallal không nói được nhiều tiếng Việt, còn bé Miu nói tiếng Việt tốt hơn.

Người chồng Pakistan ủng hộ việc đưa con gái về Việt Nam học tập

Chị Trang dạy tiếng Việt cho con gái từ lúc bé bập bẹ tập nói. Khi đến tuổi mẫu giáo, bé được học thêm tiếng Nhật ở trường mẫu giáo. 

“Lúc đó, Miu chỉ nghe và nói, chứ chưa biết viết tiếng Việt. Đầu tiên, tôi dạy con gọi 'mẹ' nhưng bé toàn gọi 'ma ma'. Từ tiếng Việt bé biết nói sõi nhất là 'cá'”.

Dù bé không gọi 'mẹ' đầu tiên nhưng tôi rất hạnh phúc với thành quả mà mình dày công dạy dỗ”, chị Trang tự hào.

Xa quê hương, chị Trang vẫn luôn mong bé Miu không những nghe, nói tiếng Việt giỏi mà phải đọc, viết thông thạo. Chị hiểu mẹ và con gái có rất nhiều điều cần tâm sự. Thế nên, việc thành thạo tiếng Việt sẽ giúp bé biểu đạt cảm xúc, thủ thỉ to nhỏ cùng mẹ tốt hơn.

Chị Trang còn muốn con gái học được văn hóa người Việt, coi trọng tình cảm gia đình. 

“Con hiểu được cội nguồn, nếp sống của người Việt thì dù du học hay sinh sống, làm việc ở nước ngoài, con vẫn nhớ quê mẹ Việt Nam”, chị Trang nói.

Không chỉ Miu, anh Tallal cũng yêu thích tiếng Việt. Anh chia sẻ: “Tôi hối hận khi không học tiếng Việt sớm hơn”.

Anh dự định tập trung học tiếng Việt để mỗi lần về Việt Nam có thể giao tiếp với mọi người tốt hơn.

Bố con anh Tallal rất thích tiếng Việt dù học tiếng Việt khó hơn tiếng Anh nhiều lần. “Nếu quyết tâm thì khó vẫn có thể học tốt. Tôi mong chờ thời gian tới, chồng sẽ học được nhiều tiếng Việt hơn”, chị Trang chia sẻ.

Bố con anh Tallal rất yêu tiếng Việt 

Vợ chồng chị Trang không đặt nặng chuyện bé Miu học ở Việt Nam bao lâu. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc hoàn toàn vào sự vui vẻ, hứng thú của bé. 

Nếu Miu yêu thích và phát triển tốt thì việc học ở quê mẹ sẽ kéo dài đến khi bé cảm thấy không còn phù hợp nữa.

Ngoài mong muốn con học thật tốt tiếng Việt, chị Trang còn hy vọng con gái được thưởng thức thật nhiều món ngon Việt Nam.

“Ẩm thực cũng là niềm tự hào của người Việt. Đó là một phần không thể thiếu trong 'giáo trình' nuôi con khôn lớn của tôi. 

Khi bé lớn hơn một xíu, tôi sẽ cho con học nấu món Việt. Từ đó, con có thể hiểu nhiều hơn về văn hóa ẩm thực quê mẹ”, chị Trang tâm sự.

Những điều ẩn sau bộ sưu tập 150.000 con tem của Tiến sĩ Mỹ lấy vợ Việt Nam

Những điều ẩn sau bộ sưu tập 150.000 con tem của Tiến sĩ Mỹ lấy vợ Việt Nam

Tiến sĩ Terry F. Buss lần đầu hé lộ về những điều ẩn sau bộ sưu tập 150.000 con tem mà ông đã sưu tầm được từ 50 quốc gia trên thế giới và những cuộc truy lùng cả chục năm trời chỉ để mua 1 con tem.

相关文章

最新评论