Gạo ST25. (Nguồn: Vietnam+) Canada có gần 8 triệu người gốc Á đang sinh sống và làm việc,ầnđưahạtgạoViệtNamkhẳngđịnhthươnghiệutạkqbd atlas nên được đánh giá là một trong những thị trường nhập khẩu gạo quan trọng của thế giới. Mặc dù Mỹ vẫn là đối tác chính trong việc xuất khẩu mặt hàng này vào Canada, nhưng Việt Nam đã vươn lên giành vị trí thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu gạo vào thị trường này do có giá trị thương mại liên tục tăng. Số liệu thống kê của cơ quan biên mậu Canada cho thấy, giai đoạn 2018-2022, sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng hơn 60%, lên tới gần 9,5 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 35%, đạt giá trị thương mại trên 6 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, gạo Việt Nam hiện mới chỉ chiếm được 3% về lượng và hơn 1,5% về giá trị tại thị trường Canada, chưa bằng 1/10 thị phần gạo Thái Lan. Do vậy, tiềm năng xuất khẩu của chúng ta vẫn còn rất nhiều, đặc biệt là khi so sánh các mặt hàng cùng chủng loại, thì gạo Việt Nam luôn lợi thế cạnh tranh về giá cả. Trả lời với phóng viên tại Canada, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam Trần Thu Quỳnh cho biết trong thời gian qua Đại sứ quán đã rất nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp của kiều bào, để tiếp cận hệ thống bán lẻ của nước sở tại. Từ đầu năm 2023, với những cố gắng này, sản phẩm gạo của Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng mạnh cả về số lượng và giá cả xuất khẩu. Trung bình một tấn gạo của ta xuất sang đây có giá từ 800 đến 830 USD. Số lượng doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam tại thị trường Canada hiện còn rất khiêm tốn và mới chỉ xuất hiện rải rác tại một số thành phố lớn như Vancouver, Montreal hay Toronto. Trước đây, họ thường nhập gạo của Thái Lan, nhưng kể từ khi gạo ST25 gây được tiếng vang trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp này đã quay sang nhập khẩu mặt hàng trên, với mong muốn vừa hỗ trợ bà con nông dân vừa giúp gạo Việt Nam có thương hiệu trên thị trường. Điều này đã góp phần cho sự tăng trưởng của gạo Việt Nam xuất khẩu vào Canada. Ông Đinh Trung Dũng, Giám đốc công ty Vietnam Canada Trading, cho biết khi quyết định bắt tay với nhà nông, công ty đã đăng ký thương hiệu Viet Rice tại Canada để chuyên nhập gạo Việt Nam. Tuy nhiên, các dòng gạo thường của ta không ngon được như gạo Thái và điều này đã dẫn tới việc công ty chuyển sang nhập loại ST25 để vừa góp phần khẳng định thương hiệu gạo, vừa hỗ trợ cho người nông dân. Canada là một thị trường tiêu thụ gạo khá lớn, với nhu cầu nhập khẩu khoảng 500.000 tấn mỗi năm và đang có xu hướng tăng qua các năm. Nhưng thị trường này cũng có những yêu cầu khắt khe về chất lượng. Do vậy, cần có sự phối hợp của tất cả các bên từ Thương vụ ở địa bàn đến các nhà xuất, nhập khẩu để đảm bảo các dòng gạo nhập khẩu vào đây luôn ổn định về chất lượng, đặc biệt là đối với thương hiệu ST25, giống như người Thái đã làm đối với dòng gạo chất lượng cao Hom Mali. Ông Dũng chia sẻ mong muốn các nhà xuất khẩu trong nước cung cấp cho công ty loại gạo ST25 có chất lượng ổn định để có thể tạo dựng được niềm tin tại thị trường. Ngoài ra, công ty cũng mong muốn được Thương vụ Việt Nam tại Canada hỗ trợ thông qua các mối quan hệ để có thể nhanh chóng đưa dòng gạo này vào các chuỗi siêu thị, góp phần tăng trưởng thị phần gạo của Việt Nam. Chị Hoàng Tâm Hiếu, một trong những khách hàng bán lẻ, tiết lộ lý do phối hợp với Vietnam Canada Trading để góp phần tạo nên một thương hiệu gạo Việt Nam mạnh mẽ tại thị trường Canada, đó là xuất phát từ câu nói người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. ST25 đã giành được danh hiệu gạo ngon nhất thế giới ở Philippines năm 2019, nên tại sao cộng đồng mình lại không được dùng thương hiệu gạo Việt. Cho dù mình sống ở bất kỳ đâu thì mình vẫn là người Việt Nam. Hiện nay, Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan trong nước, hiệp hội gạo và các nhà xuất, nhập khẩu để tăng thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Canada. Các kế hoạch triển khai bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu nghiên cứu thị trường để xây dựng chiến lược mở rộng kinh doanh, định hướng các dòng gạo của Việt Nam theo phân khúc để xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm có thế mạnh đi vào thị trường ngách. Đặc biệt, Thương vụ sẽ hỗ trợ thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam để có thể cạnh tranh tốt hơn với dòng gạo Hom Mali của Thái Lan, đồng thời đảm bảo hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp nhập khẩu với các vùng trồng xuất khẩu ST25 có đủ năng lực cung ứng và chất lượng đồng đều. |