Giúp doanh nghiệp khởi nghiệp tự tin bước ra thị trường quốc tế Giúp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mở rộng thị trường xuất khẩu với chi phí tối ưu nhất Tăng trưởng 2 con số nhờ doanh nghiệp có lối đi riêng từ gia công,ệpxuấtkhẩucầnlườngtrướctrởngạitừthịtrườmjallby xuất khẩu Ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU. Trong bối cảnh quốc tế và xu hướng người tiêu dùng thay đổi ảnh hưởng như thế nào với việc thu mua của các kênh phân phối tại châu Âu? Họ làm gì để đa dạng hóa nguồn cung, thưa ông?
Theo dõi xu hướng tiêu dùng tại Bỉ và EU thì thấy rằng các hàng hóa liên quan đến xanh, sạch và bền vững ngày càng được ưa chuộng. Đối với hàng thực phẩm thông qua các hội chợ nông nghiệp chúng tôi thấy rằng giá trị của những sản phẩm xanh, sạch, sản phẩm bio ngày càng tăng; đối với sản phẩm dệt may, da giày và nhiều sản phẩm khác ngày càng tiến tới tiêu chuẩn về môi trường. Chính từ xu hướng tiêu dùng này mà EU chuyển hướng thành văn bản pháp luật. Chẳng hạn, các chương trình trong thỏa thuận xanh châu Âu, hay kinh tế tuần hoàn đang được pháp luật hóa các thành quy định pháp luật. Cùng với đó, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động được ban hành ngày càng chặt chẽ.
Từ đó, các sản phẩm được sản xuất xanh, sạch thân thiện với môi trường, phát triển bền vững ngày càng có vị trí trên thị trường EU. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng đó dẫn đến việc có những thay đổi nhất định trong xu hướng thu mua ở Việt Nam. Doanh nghiệp thu mua ở Bỉ không đơn thuần tìm các nhà xuất khẩu để nhập các mặt hàng mà hướng tới triển khai hình thức đồng hành với nhà sản xuất, xuất khẩu để cùng nhau định hướng sản xuất. Họ sẽ đi cùng chu trình đó từ giai đoạn sản xuất, thu mua, bảo quản để đảm bảo cho sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cũng như tiêu chuẩn của EU.
Ủy ban châu Âu (EC) mới có đề xuất áp dụng chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR) với doanh nghiệp sản xuất dệt may. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất dệt may phải đảm bảo trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm, hỗ trợ sự quản lý bền vững rác thải dệt may khắp châu Âu. Theo ông, điều này tác động như thế nào đến cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?
Đề xuất áp dụng chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR) sẽ gây sức ép rất lớn cho toàn bộ ngành dệt may không chỉ ở châu Âu mà cả các nước xuất khẩu sang châu Âu, yêu cầu các doanh nghiệp có sản phẩm dệt may ở châu Âu chuẩn bị chu trình tuần hoàn để đảm bảo giảm rác thải của ngành dệt may xuống thấp nhất có thể.
Bởi vì theo đánh giá của Liên minh châu Âu, dệt may là một trong 4 lĩnh vực tạo ra rác thải lớn nhất trong EU. Chính vì vậy EPR sẽ đảm bảo các doanh nghiệp sẽ giảm bớt hàng thời trang ngắn hạn, khuyến khích các nhà sản xuất giảm chất thải và tăng tính tuần hoàn của các sản phẩm dệt may.
Từ những quy định EPR những doanh nghiệp của liên minh châu Âu đã dần dần có những chuyển đổi nhất định. Đầu tiên là tập trung vào giai đoạn vật liệu, tạo ra những vật liệu có thể tái chế, thân thiện được môi trường. Họ cũng có thể đưa ra những yêu cầu với các nhà cung ứng là phải sử dụng những vật liệu bền vững, vật liệu tái chế và chấp nhận tham gia vào quy trình tái chế sản phẩm của họ.
Quy định EPR ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam tương đối lớn bởi phải hạn chế việc tạo ra rác thải, do đó khi áp dụng trong ngắn hạn số lượng đơn hàng sẽ không nhiều và ồ ạt như trước. Có nghĩa là từng giá trị đơn hàng sẽ thích ứng từng nhu cầu cụ thể để giảm bớt sự dư thừa trong cung ứng sản phẩm. Về lâu dài, quy định này sẽ hạn chế quyền tiếp cận thị trường EU dưới cương vị dưới thương hiệu Việt. Để bán được hàng dệt may dưới thương hiệu Việt thì phải kết hợp hệ thống từ thu mua, phân phối, sửa chữa, bảo hành... chu trình rất tốn kém không đơn giản xuất khẩu, bán sản phẩm là xong.
Quy định này trong ngắn hạn ảnh hưởng đến từng hợp đồng, đơn hàng và dài hạn là ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thị trường dưới thương hiệu của mình. Bên cạnh đó yêu cầu này cũng tạo ra sự ràng buộc nhất định đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải chuyển đổi. Chi phí chuyển đổi sản xuất này tương đối tốn kém và mất nhiều thời gian. Do đó doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị trước để có thể tiếp cận và duy trì thị trường tại liên minh châu Âu.
Tháng 10 tới EU sẽ áp thuế carbon đối với một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. Điều này sẽ có tác động như thế nào với việc tiếp cận thị trường và chuỗi sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam tại Liên minh châu Âu?
Cân bằng carbon là mối quan tâm rất lớn tại EU, vì họ đánh giá hiện này có rất nhiều mặt hàng ảnh hưởng lớn đến môi trường. Chính vì vậy EU đưa ra thuế carbon áp dụng với 4 lĩnh vực chính, từ đó sẽ đánh giá áp dụng mở rộng hơn với những ngành sử dụng trực tiếp đầu ra carbon quá nhiều. Ở Việt Nam trong giai đoạn đầu áp dụng, mặt hàng sắt, thép sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ quy định thuế carbon, lâu dài sẽ có rất nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng, nếu các sản phẩm sử dụng đầu vào tạo ra nhiều carbon.
Xin cảm ơn ông!
顶: 852踩: 155
【mjallby】Doanh nghiệp xuất khẩu cần lường trước trở ngại từ thị trường
人参与 | 时间:2025-01-24 23:46:44
相关文章
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Cơ hội đầu tư bất động sản Úc cùng IFIG
- Tình hình sức khỏe nội các Mỹ và những người tiếp xúc gần Tổng thống Trump
- Dự án chung cư 'bức tử' tuyến đường Lê Văn Lương
- Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- Quan chức EU, ASEAN thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của khu vực
- Nhật Bản sẽ chủ trì cuộc diễn tập quân sự chung đầu tiên với Mỹ, Pháp
- EU sẽ thúc đẩy sáng kiến “hộ chiếu vaccine” ngay trong tháng này
- Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- Biệt thự triệu USD của những sao Việt đình đám khiến bao kẻ thèm thuồng (P2)
评论专区