当前位置:首页 > Thể thao

【bóng đá đúc】Lời giải cho bài toán lao động thời vụ

"Đỏ mắt" tìm nhân công

Cứ sau tết Nguyên đán,i tobóng đá đúc cây điều bắt đầu vào mùa thu hoạch, chị Thị Khươi ở thôn 5, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng lại phải hỏi nhiều nơi để tìm nhân công. Chị Khươi cho biết, với gần 10 ha điều già, lúc cao điểm mỗi ngày gia đình chị thu hơn 1 tấn hạt. Để giải bài toán nhân công thu hoạch, vụ điều năm trước, chị đã phải cất công lên tận tỉnh Đắk Nông mới tìm thuê được 10 người. Cùng với trả công hậu hĩnh, để giữ chân người lao động, gia đình chị còn tạo điều kiện để họ được ăn, nghỉ tại nhà mình. Chị Thị Khươi chia sẻ: “Công lao động ở nông thôn giờ hiếm lắm, ở đây vào mùa thu hoạch nhiều người không tìm được nhân công. Gia đình tôi nhờ có người quen ở Đắk Nông mới thuê được. Gia đình đang chuẩn bị nơi ăn nghỉ để đón lao động đến thu hoạch vụ điều mới”.

Nhờ cơ giới hóa, mỗi năm gia đình anh Chu Văn Tín, thôn 2, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng canh tác được 3 vụ lúa

Với vườn điều rộng cả chục ha, trong khi gia đình chỉ có 4 lao động chính, chị Thị Dốt cùng ở thôn 5, xã Đồng Nai cũng đang lo lắng việc tìm công thu hoạch điều. Chị Thị Dốt cho biết, vụ năm ngoái thời điểm vườn điều chín rộ, gia đình tìm mãi mới thuê được 5 lao động đến từ tỉnh Quảng Ngãi. Do không thu hoạch kịp thời dẫn đến hạt điều rụng đầy quanh gốc và nảy mầm, làm hư hỏng số lượng lớn. 

“Giờ thuê nhân công lượm điều khó lắm, phần lớn người lao động chỉ chọn những vườn điều bằng phẳng, trái nhiều. Những vườn dốc, trái ít không có người nhặt đâu, mình thuê 4.000 đồng/kg cũng không có ai nhặt. Vụ điều năm nay gia đình đang lo, hy vọng dịch bệnh qua mau, việc thuê nhân công sẽ dễ dàng hơn” - chị Thị Dốt chia sẻ.

Nhiều ưu đãi để thu hút

Lao động chân tay hiệu quả chưa cao được cho là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng khan hiếm nhân công lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, kéo theo giá cả đắt đỏ, đẩy chi phí sản xuất của người dân tăng cao. Đơn cử như niên vụ cà phê vừa qua, anh Lưu Hùng Sử ở thôn Sơn Tân, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng đã phải tất bật tìm nhân công thu hái cà phê của gia đình. Anh Sử cho biết: Để có được 6 nhân công thu hoạch, anh đã phải thuê xe ôtô về tận các tỉnh miền Tây để tìm kiếm. Lao động khan hiếm, kéo theo giá nhân công cũng tăng cao so với năm trước. Theo tính toán, mỗi ha cà phê, chi phí tiền công thu hoạch dự tính khoảng 20 triệu đồng. Tính ra, trung bình mỗi ngày, người lao động được trả công khoảng 500 ngàn đồng. Năm nay, cà phê được mùa, được giá mới bù lại chi phí sản xuất, nếu không người nông dân sẽ lỗ nặng.

Anh Lý Văn Binh, thôn 11, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng tiết kiệm được thời gian và công sức nhờ đưa vào sử dụng máy phát cỏ tự chế

Anh Nguyễn Văn Phương - lao động đến từ tỉnh Bến Tre cho hay: Năm nào tôi cũng cùng một số anh em tranh thủ lên Bình Phước làm công theo thời vụ. Lao động ở khu vực nông thôn cực hơn. Tuy nhiên, nếu chịu khó làm mỗi ngày cũng thu được khoảng 400-500 ngàn đồng. Các khoản chi phí ăn uống, nghỉ ngơi cũng tiết kiệm hơn nhiều so với lên thành phố làm việc. Anh Võ Minh Hiền đến từ tỉnh Bến Tre chia sẻ: Lao động nông nghiệp cực nhọc hơn, nhiều khi phải dựng lán trại ăn, ngủ trên đồi. Tuy nhiên, đổi lại thu nhập khá ổn định, mọi chi tiêu được tiết kiệm, đặc biệt không phải băn khoăn, lo lắng dịch Covid-19.

Đâu là giải pháp?

Xu thế của ngành nông nghiệp hiện đại không phải “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, mà là ứng dụng công nghệ 4.0 theo hướng cơ giới hóa toàn diện, sản xuất theo quy trình khép kín, để sản phẩm không chỉ đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng giá trị và tăng tính cạnh tranh mà còn giải quyết bài toán thiếu hụt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bình Phước có gần 558 ngàn ha đất canh tác, khoảng 450 ngàn lao động từ 15 tuổi trở lên tại khu vực nông thôn, như vậy trung bình mỗi lao động phải canh tác trên 1,2 ha. Trong khi đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong một số lĩnh vực còn thủ công, cần số lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động thời vụ. Do đó, để giải quyết bài toán này, người dân đã phải chủ động tìm kiếm nhân công ngoại tỉnh. Tuy nhiên, với xu thế “ly nông” của người trẻ, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến lao động khu vực nông nghiệp ngày càng khan hiếm và đắt đỏ.

Gắn bó với cây điều hàng chục năm nay, chưa bao giờ anh Lý Văn Binh ở thôn 11, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng thấy việc chăm sóc cây điều lại dễ dàng đến vậy. Nếu như trước đây, với 11 ha điều của gia đình, một mình anh đảm nhận việc phát cỏ, dọn vườn cũng phải kéo dài từ tháng này qua tháng khác. Từ ngày anh đầu tư gần 40 triệu đồng mua máy cắt cỏ, công việc đó chỉ mất chưa đầy 5 ngày với khoảng 400 ngàn đồng tiền xăng. “Trước đây, dùng máy cắt cỏ thông thường 1 ha phải mất 4 ngày công. Từ ngày đầu tư máy cắt cỏ mới, chỉ 1 buổi sáng đã phát được 1 ha, vừa làm vừa chơi, không bị bắn lên người, nhàn lắm” - anh Binh cho biết thêm.

Hơn 12 ha cây ăn trái, gồm sầu riêng, bơ, mít, bưởi, trước đây anh Nông Văn Cảnh ở thôn Bàu Đỉa, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức cho việc tưới tiêu. Anh Cảnh cho biết: Đầu năm 2020, anh đầu tư 170 triệu đồng để làm hệ thống bơm tưới tự động bằng năng lượng với công suất 9kW. Nhờ đó, mỗi tháng gia đình anh tiết kiệm được gần 30 triệu đồng tiền phục vụ tưới tiêu vào mùa khô.

Xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng có trên 1.213 ha chuyên canh lúa nước từ 2-3 vụ mỗi năm. Trong đó, vụ đông xuân trồng 415 ha, vụ mùa trồng 799 ha, với năng suất trung bình từ 6-6,5 tấn/ha. Những năm gần đây, nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất đã giúp người dân giải phóng được sức lao động, qua đó góp phần ổn định cuộc sống, tăng thu nhập. 

Gắn bó với cây lúa hàng chục năm nay, mỗi năm, anh Chu Văn Tín ở thôn 2, xã Đăng Hà đã thu về cả trăm triệu đồng từ 2 ha lúa. Anh Tín cho biết: Từ ngày đưa cơ giới hóa vào sản xuất, mỗi năm gia đình tôi canh tác 3 vụ, trung bình mỗi vụ thu khoảng 12 tấn, với giá bán dao động từ 5.500-6.500 đồng/kg tùy vào thời điểm và giống lúa. Mỗi năm gia đình thu về trên 200 triệu đồng chưa trừ chi phí. 

分享到: