【kèo hiệp 2】Kỳ vọng vụ lúa Hè thu

Ngành chức năng và nông dân Hậu Giang đang tích cực chăm sóc vụ lúa Hè thu và đặt nhiều kỳ vọng về một vụ sản xuất thành công.

Nông dân Hậu Giang tuân thủ các điều kiện xuống giống và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để vụ lúa Hè thu đạt thắng lợi.

Quan tâm chăm sóc lúa

Những ngày này,ỳvọngvụkèo hiệp 2 về các cánh đồng lúa của vụ Hè thu trên địa bàn tỉnh sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân ngoài đồng đang tích cực xuống giống, riêng những ruộng gieo sạ sớm hơn thì tiến hành giặm lúa, bón phân hay đi thăm ruộng. Tranh thủ nghỉ tay khi đang giặm lúa cho 6 công ruộng (giống lúa OM 4218) của gia đình, ông Nguyễn Văn Tường, ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, thông tin: “Nhờ đầu vụ tôi làm đất kỹ từ khâu xới đến trục san phẳng mặt ruộng, cộng với việc trộn thuốc diệt ốc bươu vàng và bù lạch vào chung với lúa giống nên cây lúa ít bị ảnh hưởng ở giai đoạn đầu. Mặt khác, từ khi xuống giống đến nay thì gặp thời tiết luôn nắng, nguồn nước phục vụ tưới tiêu dồi dào nên cây lúa phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt cao. Do đó, không cần mướn nhân công cấy giặm”.

Cũng theo ông Tường, nhờ vụ lúa Đông xuân vừa qua hầu hết bà con đều trúng mùa khi năng suất không dưới một tấn/công (công 1.300m2), cộng với giá lúa dao động 5.000-6.000 đồng/kg (tùy giống), từ đó cho nguồn lợi nhuận 30-50 triệu đồng/ha. Với niềm phấn khởi đó nên vụ lúa Hè thu này ai nấy đều tích cực chăm sóc ruộng lúa của mình để hạn chế các sinh vật gây hại tấn công, giúp cây lúa sinh trưởng tốt. Đặc biệt, hiện đa phần nông dân đều chuộng giải pháp sạ thưa, sạ hàng nhằm tiết giảm lúa giống, chi phí và công lao động. Trong khi, hiệu quả về năng suất thì từ bằng đến cao hơn so với canh tác truyền thống là sạ dày như trước đây. “Đã nhiều vụ lúa qua tôi đều sạ bằng máy phun và lượng lúa giống sử dụng là 10-12 kg/công, giảm phân nửa so với trước đây. Mặt khác, do sạ thưa nên từ đầu vụ đến giờ tôi không xịt cữ thuốc nào để phòng trừ dịch hại mà chỉ rải hai lần phân bón cho cây lúa phát triển. Với điều kiện thời tiết thuận lợi như thế này, khả năng lúa đến 40 ngày tuổi mới phun thuốc lần đầu để phòng trừ một số bệnh thường gặp, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh cũng thấp”, ông Tường cho biết thêm.

Cùng quan điểm về hiệu quả của mô hình gieo sạ giảm lượng lúa giống, ông Nguyễn Văn Pha, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Kinh nghiệm trong canh tác lúa nhiều năm qua cho thấy, ruộng gieo sạ dày rất dễ bị bệnh. Do đó, với việc áp dụng mô hình sạ hàng theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nhất là từ sau khi tham dự các lớp tập huấn của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) do ngành nông nghiệp tỉnh và huyện tổ chức đã giúp nông dân ở cánh đồng này giảm được nhiều chi phí. Bên cạnh đó, do từ đầu năm đến nay, giá lúa ở mức cao và thị trường tiêu thụ thuận lợi đã tạo động lực lớn cho bà con tích cực chăm sóc để lúa được trúng mùa và kỳ vọng giá tiếp tục được ổn định ở mức cao”.

Xuống giống theo khuyến cáo

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Năm nay do tình hình hạn, mặn diễn ra gay gắt, nhất là xâm nhập mặn với nồng độ khá cao, do đó trước khi xuống giống vụ lúa Hè thu, ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành rà soát và xây dựng khung lịch thời vụ gieo sạ cụ thể cho từng vùng nhằm hạn chế tình trạng thiếu nguồn nước ngọt phục vụ tưới tiêu ngay đầu vụ do hạn, mặn, cũng như né rầy nâu để phòng trừ bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra và khuyến cáo người dân chỉ xuống giống lúa Hè thu tại những nơi đảm bảo các điều kiện về sản xuất như: có đê bao, thủy lợi nội đồng và trạm bơm khép kín nhằm chủ động được nguồn nước. Đồng thời, khuyến cáo người dân không nên nóng vội gieo sạ sớm, nhất là tại những vùng bị xâm nhập mặn của huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Điều đáng phấn khởi là qua kiểm tra thực tế đến thời điểm này, các diện tích lúa Hè thu đã xuống giống đều nằm trong các vùng sản xuất theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đó lúa đang phát triển tốt, không bị ảnh hưởng của hạn, mặn và đang được bà con tích cực chăm sóc.

Bên cạnh việc chủ động về lịch thời vụ, ngành nông nghiệp tỉnh còn nắm bắt dự báo về thị trường tiêu thụ lúa gạo trong thời gian tới, đồng thời dự phòng tình huống bị ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập trong giới hạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, từ đó đề xuất một số giống lúa cần gieo sạ và được nông dân tuân thủ nghiêm theo khuyến cáo. Bởi qua rà soát mới đây, các giống lúa đang được nông dân ưu tiên chọn canh tác trong vụ lúa Hè thu này là OM 5451, OM 6976, OM4218, ST 24, Đài thơm 8…

Chia sẻ lý do chọn giống OM 5451 và OM 4218 để sạ cho gần 2ha lúa của gia đình trong vụ Hè thu này, ông Nguyễn Tấn Sỹ, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, cho hay: “Thông thường, ở đầu vụ lúa Hè thu thì thời tiết nắng nóng, còn đến cuối vụ hay gặp mưa dầm làm lúa dễ bị đổ ngã. Tuy nhiên, qua nhiều vụ sản xuất cho thấy, hai giống lúa trên có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, đặc biệt là cây lúa cứng cáp, nở bụi nhiều nên hạn chế tình trạng bị đổ ngã do mưa dầm. Mặt khác, giống lúa này được thị trường ưa chuộng nên giá bán cũng hấp dẫn, cộng với năng suất tương đối cao nên tôi và nhiều bà con chọn canh tác”.

Ngoài những giống lúa quen thuộc, vụ lúa Hè thu này, một số nông dân còn hợp đồng với doanh nghiệp trồng thử nghiệm một số giống lúa mới để làm đa dạng loại giống sản xuất, hạn chế tình trạng bị thương lái ép giá khi canh tác cùng một loại giống trên diện rộng. Ông Võ Văn Việt, ở ấp 8, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, thông tin: “Sau khi thương lượng với doanh nghiệp, tôi và một số bà con ở cánh đồng này đã quyết định chọn sạ thử nghiệm giống lúa Thiên Hương. Riêng diện tích lúa của gia đình tôi là hơn 1ha. Điều bà con cảm thấy an tâm ban đầu là được doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu về đầu ra và giá bán sẽ nhích hơn so với giá thị trường vào thời điểm thu hoạch. Hiện tại, lúa được hơn 20 ngày tuổi và đang phát triển tốt, ít sâu bệnh. Hy vọng giống lúa mới này sẽ phù hợp với vùng đất tại địa phương”.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn được dự báo sẽ còn kéo dài, diễn biến rầy nâu truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá khá phức tạp. Do đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cần tuân thủ nghiêm lịch thời vụ xuống giống lúa Hè thu tại các vùng chưa gieo sạ. Đồng thời, đề nghị ngành nông nghiệp các địa phương tăng cường phối hợp với nông dân trong việc thăm đồng và tổ chức hướng dẫn bà con phòng trừ hiệu quả, kịp thời các đối tượng dịch hại trên cây lúa nhằm đảm bảo vụ lúa Hè thu đạt sản lượng gần 483.000 tấn theo kế hoạch đề ra.

Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ lúa Hè thu năm nay, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ xuống giống 76.700ha. Đến thời điểm này, nông dân đã gieo sạ được hơn 55.000ha, tập trung nhiều ở huyện Vị Thủy (hơn 17.188ha), huyện Phụng Hiệp (hơn 13.300ha), huyện Châu Thành A (hơn 8.000ha), huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ (hơn 7.000ha), thành phố Vị Thanh (hơn 3.000ha). Hiện tại, các trà lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh; riêng tại một số vùng của huyện Châu Thành A và Phụng Hiệp, do bà con tranh thủ xuống giống sớm nên có hơn 4.200ha đang trong giai đoạn làm đòng.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

World Cup
上一篇:Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
下一篇:Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn