发布时间:2025-01-11 08:01:59 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Sáng nay 20/11,ộtrưởngBộkq bóng đá wap Quốc hội đã dành phần lớn thời gian thảo luận về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã đứng lên giải trình những lo lắng của đại biểu về chất lượng, đội ngũ, kinh phí thực hiện biên soan SGK.
Theo Bộ trưởng, biên soạn SGK là công việc mang tính khoa học liên quan tới nhiều lĩnh vực kho học công nghệ và khoa học giáo dục khác nhau. Nếu như ở các nước phát triển công trình này được thực hiện một cách chuyên nghiệm tại những viện nghiên cứu chuyên biệt thì tại Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có đội ngũ chuyên gia đảm nhận và chưa có bộ máy tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về SGK.
“Cách làm của chúng ta lâu nay vẫn là huy động các nhà giáo, chuyên gia, nhà khoa học tham gia biên soạn chương trình SGK.”, Bộ trưởng Luận cho biết.
Để từng bước khắc phục tình trạng này, Bộ GD-ĐT cho biết đã cử các cán bộ chuyên gia đi học, khi đủ điều kiện sẽ báo cáo với chính phủ cho thành lập viện nghiên cứu chương trình biên soạn SGK.
Mặt khác, Bộ GD-ĐT cũng đã tranh thủ sự giúp đỡ của các trường ĐH, nhà khoa học, viện nghiên cứu ở những nước có nền giáo dục phát triển.
Qua đây, ông Luận cũng nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ là giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức biến soạn SGK đồng thời cũng khuyến khích các tổ chức cá nhân biên soạn những bộ sách khác.
“Biên soạn sách là công việc khó khăn, tỉ mỉ. Từ thực tiến trước đây cho thấy lực lượng tham gia biên soạn chương trình SGK không nhiều do các yêu cầu rất cao về mặt khoa học, thời gian tập trung cho việc viết sách rất dài và nhiều người không có điều kiện tham gia. Hơn nữa, chính sách đãi ngộ của nhà nước cho người viết SGK chưa thỏa đáng. Theo dự báo lực lượng viết SGK còn ít hơn vì lần này chúng ta viết sách theo cách mới, tiếp cận phát triển năng lực học sinh, chứ không làm như cách trước đây là truyền thụ kiến thức cho học sinh”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phân tích.
Trước câu hỏi tại sao không xã hội hóa việc biên soạn SGK, ông Luận dẫn ra 2 khả năng: Thứ nhất cơ chế xã hội hóa sẽ giải phóng sức sản xuất của xã hội, nhiều nhóm tập thể sẽ đảm nhận biên soạn, sách biên soạn tốt, tạo cơ sở cho các tổ chức giáo dục lựa chọn sách phù hợp nhất để sử dụng. Tuy nhiên, khả năng thứ 2 khi chưa có nhiều người sẵn sàng viết sách, sách ra không đáp ứng yêu cầu không kịp thời gian, thậm chí có thể có những mảng sách không ai viết.
“Rất muốn khả năng thứ nhất xảy ra nhưng kinh nghiệm từ lịch sử viết SGK cảnh báo khả năng thứ 2 rất có thể xảy ra. Phương án Chính Phủ đề xuất giao cho Bộ GD-ĐT chủ động biên soạn Bộ SGK đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân viết bộ sách khác là để chính phủ chủ động ứng phó với bất cứ tình huống nào xảy ra. Đây là tính toán thận trọng và cần thiết. Trong khi mô hình mới chưa xuất hiện mới chỉ có trong tính toán của chúng ta thì có nên loại bỏ mô hình đã có đã được kiểm nghiệm và đã hoàn thành nhiệm vụ mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra?”, vị Bộ trưởng đặt vấn đề.
Từ đây, ông Luận khẳng định: “Ở đây tuyệt nhiên không hề có lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm nào cả. Phương án xã hội hóa SGK chính là do Bộ GD-ĐT đề xuất và Chính phủ đã thảo luận quyết định trình ra Quốc hội”.
Về câu hỏi: Việc Bộ GD-ĐT vừa tổ chức biên soạn sách thẩm định sách có dẫn tới tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi hay không? Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Trong lịch sử, Bộ GD-ĐT chưa bao giờ trực tiếp và sẽ không bao giờ trực tiếp viết SGK. Đây là công trình của các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia. Bộ GD-ĐT chỉ đứng ra tổ chức bộ máy vận hành, phát hiện nhân sự và tập huấn bổ sung thông tin cần thiết việc viết sách…”
Việc thẩm định sách sẽ do một hội đồng thẩm định quốc gia bao gồm các nhà giáo, chuyên gia am hiểu về lĩnh vực SGK, nhưng không tham gia viết sách.
Theo đó, danh sách thành viên Hội đồng thẩm định sẽ phải thông qua Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực và báo cáo Thủ tướng quyết định.
“Đây là hội đồng là độc lập, k có thành viên của Bộ GD-ĐT, hoạt động theo quy chế đảm bảo tính khách quan. Bộ GD-ĐT căn cứ kết luận hội đồng thẩm định quốc gia để ra quyết định cho phép lưu hành những bộ SGK đạt chuẩn”, Bộ trưởng cho biết.
Về vấn đề bình đẳng công bằng giữa các tổ chức biên soạn SGK: Nhiều ý kiến cho rằng không nên để Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn SGK dẫn tới sự không công bằng do nhóm này được sử dụng ngân sách nhà nước còn nhóm khác lại không có.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tất cả các nhóm biên soạn SGK đều được tạo điều kiện thuận tợi, tương đương trong hoạt động chuyên môn và đều có trách nhiệm như nhau về đạo đức cũng như pháp lý khi sử dụng ngân sách, tiền của người dân.
“Có nhiều cách đảm bảo công bằng này bằng các giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, việc quyết định vân đề hệ trọng của giáo dục mà chỉ căn cứ vào sự bình đẳng kinh tế giữa các nhóm triển khai là điều cần phải tính toán toàn diện”
Về tính khả thi của đề án: Nhiều đại biểu băn khoăn trong điều kiện kinh tế hiện nay, tại nhiều địa phương, cơ sở vật chất của giáo viên không đủ đáp ứng. Đây là vấn đề cân nhắc rất nhiều khi thảo luận.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, để đổi mới toàn diện căn bản nền giáo dục, ngoài đề án đổi mới SGK, còn 18 đề án khác trong đó có đổi mới đội ngũ giaos viên, đổi mới trường sư phạm, đổi mới cơ sở vật chất…
“ Ngay từ đầu khi xây dựng đề án Bộ GD-ĐT đã phải quán triệt 2 yêu cầu: Cập nhật tiếp thu có chọn lọc thành tựu viết SGK của các nước có nền giáo dục phát triển; đồng thời phải phù hợp với điều kiện hiện tại phần lớn các cơ sở giáo dục tại Việt Nam”, ông Luận cho biết.
Theo đó, từ năm 2011, Bộ GD-ĐT đã tổ chức thực nghiệm chương trình đổi mới trên cả 3 miến đất nước trong đó có nhiều vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
“Kết quả cho thấy, thầy cô giáo vùng sâu vùng xa nơi chúng ta lo lắng không đủ điều kiện tiếp nhận thì lại tiếp đón và hoàn thành nhiệm vụ với cái mới nhanh nhạy nhẹ nhàng thậm chí còn nhanh hơn cả những thầy cô tại những vùng có điều kiện phát triển”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.
Hoàng Vũ
相关文章
随便看看