【số liệu thống kê về lecce gặp napoli】Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư cảng biển

[La liga] 时间:2025-01-26 08:24:20 来源:Empire777 作者:La liga 点击:190次

Cổ phần hóa, cảng biển, cảng hải phòng, vốn Nhà nước, nhà đầu tư

Có những nhà đầu tư đã đăng ký mua 49% cổ phần Cảng Hải Phòng.

Giảm tỷ lệ vốn Nhà nước để thu hút nhà đầu tư

Thời gian qua, việc cổ phần hóa (CPH) các cảng biển của Vinalines mới đạt kết quả về mặt tiến độ nhưng số lượng cổ phần bán được qua IPO lại không được như các doanh nghiệp mong muốn. Điển hình như cảng Quảng Ninh chỉ bán được 7,5% cổ phần, cảng Nha Trang “ế” trên 90% cổ phần ngày IPO. Đặc biệt, cảng Hải Phòng còn bán chưa được tới 6%. Không những thế, số cổ phần bán được chủ yếu là của cán bộ nhân viên và một số bạn hàng, đối tác của doanh nghiệp.

Lý do khiến các nhà đầu tư không mấy mặn mà với cổ phiếu của các cảng biển là do tỷ lệ Nhà nước nắm cổ phần chi phối quá cao (75%). Tuy nhiên, sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương thoái vốn sâu hơn tại các cảng biển khi tiến hành CPH, hiện Bộ GTVT đang giao Vinalines xây dựng kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH và thực hiện thoái vốn sâu hơn tại các cảng biển theo hướng cho phép CPH tất cả cảng biển trên cả nước.

Nhà nước chỉ cần giữ vốn chi phối tại 7 cảng lớn gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Nghệ Tĩnh, Cam Ranh. Đối với bốn cảng đầu mối trọng yếu gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Sài Gòn, Nhà nước sẽ chỉ giữ tỉ lệ vốn là 51% thay vì 75%  như quyết định trước đó. Với ba cảng: Cần Thơ, Nghệ Tĩnh, Cam Ranh, tỷ lệ vốn Nhà nước cũng điều chỉnh xuống còn 49%  thay vì 75%. Các cảng còn lại có thể thoái toàn bộ vốn Nhà nước.

Theo ông Lê Anh Sơn, Tổng giám đốc Vinalines, hiện đang có nhiều nhà đầu tư tiếp cận, muốn mua cổ phần tại 5 cảng biển lớn mà Tổng công ty đang chào bán. “Hiện có những nhà đầu tư đăng ký mua tới 90% cổ phần cảng Đà Nẵng, 100% cổ phần cảng Quảng Ninh, 49% cổ phần cảng Hải Phòng. Sẽ không có chuyện “ế” cổ phần các cảng biển như phiên đấu giá lần đầu nữa. Thậm chí, một số cảng còn có nhiều nhà đầu tư cùng muốn tham gia với giá bán là cạnh tranh theo thị trường”, ông Sơn cho biết.

Cảng đang thua lỗ, nhà đầu tư vẫn muốn mua

Nổi bật trong số này là việc Công ty CP Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) đề xuất mua 19,68% cổ phần hiện do Nhà nước nắm giữ tại Công ty CP cảng Hải Phòng - doanh nghiệp vừa đại hội đồng cổ đông lần đầu vào cuối tháng 6/2014. Hay trước đó, cộng đồng doanh nghiệp Bắc Âu cũng bày tỏ sự quan tâm đến hoạt động vận tải biển và các dự án đầu tư cảng tại Việt Nam. Ông Sigmund Stromme, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Bắc Âu tại Việt Nam (NorCham) đã đề nghị: “Để thúc đẩy hơn nữa đầu tư trong lĩnh vực quan trọng này, chính sách nên được nới lỏng để cho phép ít nhất 70% hoặc 100% cổ phần nước ngoài trong vận tải biển và các dự án đầu tư cảng”.

Theo phân tích của ông Stromme, hiện ở Việt Nam, chủ yếu vẫn là các công ty vận tải nước ngoài sử dụng các cảng biển. Với tư cách là những người sử dụng, chính họ có thể tham gia đầu tư nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển hoạt động của các cảng biển. Theo các cam kết WTO, từ tháng 1/2014, quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các dịch vụ hậu cần, giao nhận và các hoạt động liên quan đến vận chuyển bằng đường thủy được tăng lên.

Thậm chí với các cảng đang thua lỗ nhưng có vị trí chiến lược tốt, cũng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây, SSA Marine đã đề nghị  với Bộ GTVT bán cho nhà đầu tư nước ngoài toàn bộ phần vốn đầu tư của Vinalines trong liên doanh cảng container quốc tế Cái Lân (CICT) khi biết Vinalines muốn thoái vốn tại đây.

"Quan điểm của chúng tôi là đa dạng hóa nhà đầu tư. Ai trả giá cao nhất sẽ sở hữu cổ phần các cảng theo tỉ lệ được bán ra và theo quy định pháp luật hiện hành cũng như cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO”-

ông Lê Anh Sơn - Tổng Giám đốc Vinalines.

Theo Báo giao thông

Thời trang cao cấp đến từ kinh đô Pháp đến Việt Nam

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
友情链接