【hagl vs khánh hòa】Cần chính sách để không còn phải ca cẩm thanh niên cứ bỏ ruộng, bỏ quê
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời phỏng vấn báo chí. |
Nếu đưa công nghệ về,ầnchínhsáchđểkhôngcònphảicacẩmthanhniêncứbỏruộngbỏquêhagl vs khánh hòa đưa doanh nghiệpvừa và nhỏ về thì sẽ thu hút được trí thức trẻ về nông thôn. Và như vậy, đến một ngày, chúng ta sẽ không còn phải "ca cẩm" thanh niên cứ rời bỏ ruộng, bỏ quê, bỏ làng đi Bình Dương, đi Đồng Nai, đi Hải Dương...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã bày tỏ như trên khi trao đổi với báo chí bên lề Đại hội XIII, ngày 29/1.
Ông Hoan nói: Giai đoạn tới, phải đưa kinh tếhợp tác, kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã ở một vị trí tương xứng với tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp.Cần xem đây như một cứu cánh để vượt qua tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.
Tôi nghĩ rằng, phong trào hợp tác xã trong thời gian tới sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, bền vững hơn, là đòn bẩy để kết nối các hộ sản xuất nhỏ lại với nhau, kích hoạt chuỗi hợp tác của nông dân với nhau, tạo liên kết giữa người nông dân, giữa hợp tác xã, doanh nghiệp. Muốn vậy phải xác định được định vị được thị trường, thị trường sẽ điều chỉnh lại sản xuất, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật… Đó là những nội dung mà Văn kiện Đại hội XIII đã nêu, ông Hoan trao đổi.
Ông đánh giá như thế nào về việc thời gian vừa qua, nhiều tập đoàn tư nhân lớn đã đầu tưvào lĩnh vực nông nghiệp và rất hứng thú đầu tư vào lĩnh vực này?
Một tín hiệu rất vui là các tập đoàn lớn trước đây không tham gia vào nông nghiệp thì gần đây đã đầu tư vào lĩnh vực này. Họ vẫn xác định rằng, nông nghiệp không phải là lĩnh vực sinh lời ngay và cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhưng đây đó, tôi thấy rất nhiều doanh nghiệp tâm huyết với nông nghiệp và người ta muốn trở lại đầu tư cho nông nghiệp không phải là với mục đích chỉ làm giàu cho doanh nghiệp mình, mà tạo ra một cú hích để thay đổi hình ảnh nông nghiệp Việt Nam. Đó mới là giá trị cao nhất của việc doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Từ giá trị đó, các doanh nghiệp trong thời gian qua đã tạo ra được thế để đưa nông sản nước ta ra nước ngoài cũng như chế biến nông sản ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Chúng ta trân trọng sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp bởi cơ cấu lại nông nghiệp thì phải có người dẫn dắt, đó chính là doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi cũng muốn chia sẻ rằng, trong tự nhiên cũng vậy thôi, sẽ có những con “đại bàng”, cũng sẽ có những con “chim sẻ”, chúng ta muốn có nhiều “đại bàng” để dẫn dắt nhưng cũng không được quên những con “chim sẻ” - đó là những hợp tác xã, đó là những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đầu tư ở các địa phương, mặc dù giá trị có thể không cao nhưng chúng ta hợp lực của các “chim sẻ” lại thì sẽ tạo ra hiệu quả lan tỏa. Nhất là các chương trình đổi mới sáng tạo hay khởi nghiệptrong lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ là ưu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian tới.
Những doanh nghiệp, những bạn trẻ trở về từ các đô thị lớn, hấp thụ được tri thức, công nghiệp hiện đại thì sẽ trở về khởi nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể của nông nghiệp từ phân loại, bảo quản, phân phối sản phẩm, thương mại điện tử... sẽ có tác động lan tỏa ở cộng đồng sẽ không kém gì các con “đại bàng”. Xưa đến giờ chúng ta chỉ tính tới các con đại bàng nhưng “chim sẻ” - các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương để tạo ra nền kinh tế nông nghiệp ở địa phương sẽ tạo ra một phân khúc nhất định so với phân khúc của các doanh nghiệp lớn.
Các cơ quan truyền thông cũng hãy trân quý, tôn vinh và phát hiện các doanh nghiệp này. Có như vậy chúng ta mới có điều kiện thu hút đội ngũ tri thức trẻ về làm.
Nếu chúng ta chỉ đơn thuần canh tác, tạo ra sản lượng thì đâu cần công nghệ thông tin, đâu cần công nghệ sinh học, công nghiệp thực phẩm... Nếu chúng ta đưa công nghệ về, đưa doanh nghiệp vừa và nhỏ về thì sẽ thu hút được trí thức trẻ về nông thôn. Và như vậy, đến một ngày, chúng ta sẽ không còn phải ca cẩm thanh niên cứ rời bỏ ruộng, bỏ quê, bỏ làng đi Bình Dương, đi Đồng Nai, đi Hải Dương...
Trào lưu đó, sự chuyển dịch đó thì nước nào cũng có. Vậy thì chúng ta phải có chính sách như thế nào để kích hoạt được những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp khởi nghiệp ở các địa phương thì các cơ quan quản lý nhà nước phải đề xuất với Chính phủ.
Càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương thì các nhà đầu tư đến họ sẽ có hệ sinh thái ở xung quanh rồi sẽ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận những công đoạn mà doanh nghiệp lớn không thể làm hết. Nó không biệt lập mà khi chúng ta tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cũng là một điều kiện để chúng ta kéo các đại bàng về hoạt động. Từ đó, sẽ vừa tạo ra giá trị cho doanh nghiệp vừa tạo ra giá trị cho người nông dân.
Để hướng tới mục tiêu năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo ông, nông nghiệp sẽ đóng vị trí, vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta? Và chúng ta có học hỏi mô hình của quốc gia hiện đại nào trong việc phát triển lĩnh vực nông nghiệp hay không ?
Việt Nam cũng đã có sự giao thoa, giao lưu với các nước để có sự chắt lọc các kinh nghiệm, giá trị trong sự phát triển nông nghiệp của các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Thái Lan... Rõ ràng khi chúng ta chắt lọc các giá trị đó thì phải tìm ra được “từ khóa” vì mỗi đất nước, mỗi quốc gia lại có lịch sử, nền văn hóa và xuất phát điểm khác nhau.
Có một điểm chung là chúng ta phải tạo thành chuỗi giá trị và phải thay đổi nhận thức chỉ hỗ trợ đầu vào cho sản lượng cao lên, bây giờ phải kích hoạt đầu ra để tạo được đầu ra ổn định. Khi đầu ra được kích hoạt thông suốt thì đầu vào sự tự động điều chỉnh theo, co giãn theo thị trường và lúc đó chúng ta có thể trở thành không chỉ một quốc gia xuất khẩu nông sản tươi ở top đầu thế giới mà còn xuất khẩu những sản phẩm công nghiệp thực phẩm từ nông sản chúng ta. Đó mới là hình ảnh nông nghiệp của chúng ta trong tương lai.
Nếu hỏi một thời điểm nào đó làm được như thế, có thể chúng ta sẽ cùng nhau trả lời câu đó vì nó là cả một hệ sinh thái có sự tham gia của các Viện, trường, chuyên gia nông nghiệp, các nhà quản lý, rất nhiều bộ, ngành khác nhau... Trước đây, chúng ta thường hỗ trợ đầu vào nhưng đến một ngày nếu đầu ra không được kích hoạt thì sẽ ùn ứ chỗ này.
Cho nên, câu chuyện liên kết giữa các vùng nguyên liệu, thông tin thị trường cần được cập nhật thường xuyên đến người sản xuất vì thường thường mình hay nói nông dân làm theo đám đông, thấy người khác làm thì mình cũng làm. Nói vậy cũng hơi oan cho người nông dân vì họ biết thị trường ở đâu, thấy ông chủ vườn kế bên trúng quá thì mắc mớ gì không chạy theo, đốn cây này trồng cây kia? Như vậy còn có lỗ hổng trong thông tin thị trường, trong sự khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước.
Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải tích tụ ruộng đất, vậy theo ông cần cơ chế như thế nào để doanh nghiệp có thể tích tụ được ruộng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp?
Hiện nay, có hai mô hình doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Mô hình đầu tiên là doanh nghiệp muốn có quỹ đất lớn, lên đến hàng ngàn héc ta để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, đầu tư nhà máy chế biến. Nhưng mô hình ngược lại cũng không cần diện tích đất lớn mà tạo ra sự liên kết giữa các vùng nguyên liệu xung quanh.
Mỗi mô hình có một hướng đi khác nhau. Dù hướng đi nào thì chúng ta cũng phải nghĩ đến câu chuyện người nông dân đang canh tác trên mảnh đất đó có thể họ cho thuê, có thể họ bán theo những chính sách sẽ được xác lập để tạo ra quy mô lớn hơn. Bài toán việc làm cho những người nông dân đó như thế nào? Để doanh nghiệp ôm một quỹ đất lớn nhưng người nông dân phải đi ra ngoài, đâu phải ai cũng vào nhà máy làm được đâu. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung đất để tạo ra quy mô sản xuất lớn thì không tạo ra được nhiều việc làm vì nhiều khi sản xuất quy mô lớn, bằng công nghệ hiện đại thì nông dân lại không có việc làm nữa.
Tôi hay trao đổi với địa phương, mỗi doanh nghiệp đến đầu tư, chúng ta phải khuyến cáo doanh nghiệp phải tạo ra được chuỗi ngành hàng bởi chuỗi ngành hàng đó tạo ra rất nhiều việc làm: vừa thu hút được trí thức trẻ về vừa đưa người nông dân canh tác trên mảnh đất đó vào làm việc trong chuỗi ngành hàng đó thông qua công tác đào tạo của doanh nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn của nhà nước. Như vậy, câu chuyện doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới bền vững. Vì thực tế sẽ xảy ra những vấn đề về mặt xã hội ở nông thôn nếu chúng ta không bình tĩnh, không ngồi để phân tích từng dự ánmột.
Điều quan trọng trong tư duy phát triển không chỉ là tăng trưởng bao nhiêu, mà tăng trưởng đó tạo ra được bao nhiêu việc làm cho xã hội. Con người là mục tiêu, là động lực. Nếu tăng trưởng GDP chỉ nằm ở một nhóm người thì khác, mà tăng trưởng đó tác động đến nhiều nhóm người lại là câu chuyện khác.
-
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIIINhan sắc nóng bỏng của người đẹp Brazil đăng quang Miss Charm 2023Trực tiếp Chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2022: Người đẹp Mỹ đăng quangTrượt Top 10 Miss Charm 2023, Thanh Thanh Huyền vẫn 'vô cùng hạnh phúc'Party chief works with Bình Dương Military CommandSiêu mẫu Vũ Thu Phương: 'Tôi kỹ tính hơn cả mẹ chồng'Hoàng Thùy đặt niềm tin Thanh Hà sẽ dành vương miện Miss Eco International 2023Hoa hậu Việt và những lần bị chỉ trích 'có hành vi lệch chuẩn'Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGTHoa hậu Đỗ Mỹ Linh tiết lộ cuộc sống ở nhà chồng hào môn
下一篇:Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Từ chuyện 'chồng Đỗ Mỹ Linh không mở cửa xe cho vợ': Phải galant mới hạnh phúc?
- ·Thuỳ Tiên làm xe ôm, bán hàng rong để khám phá cuộc sống đêm Sài Gòn
- ·Nguyễn Thanh Hà mang trang phục lấy cảm hứng từ múa rối nước đi thi quốc tế
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Vì sao Á hậu Ngọc Hằng quyết định ăn chay suốt đời?
- ·Phong cách ăn mặc ngày càng gợi cảm của Hoa hậu Kỳ Duyên
- ·Gương mặt ngày càng lạ lẫm của Á hậu Kiều Loan
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Hoàng Thanh Nga trở thành Á hậu 1 Hoa hậu quý bà Hoàn vũ 2022
- ·Tranh cãi chuyện fan phải trả 50 USD để chụp ảnh với Hoa hậu Hòa bình Quốc tế
- ·Hoa hậu H'Hen Niê tiết lộ lý do mặc lại áo dài cũ may 2 năm trước
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Dàn hoa hậu tới ủng hộ Tiểu Vy trong lần đầu chạm ngõ điện ảnh
- ·Hoa hậu Khánh Vân lấn sân ca hát, khán giả phản ứng ra sao?
- ·Hoàng Thanh Nga nhận tin vui trong đêm bán kết Mrs Universe 2023
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·MC Vũ Mạnh Cường: 'Tôi nể tinh thần làm việc của Lương Thuỳ Linh, Mai Phương'
- ·Miss Universe 2022 gây bất bình với cách công bố giải thưởng kỳ lạ
- ·Hàng loạt 'sạn' trong đêm chung kết Miss Charm 2023
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Hoa hậu Khánh Vân: 'Ba mẹ không còn giục tôi lấy chồng dịp Tết'
- ·Vì sao Miss Charm 2023 chỉ có 38 người đẹp dự thi?
- ·Hoa hậu Thanh Hà trao yêu thương cho bà con nghèo những ngày cận Tết
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Ngọc Châu tiếc nuối khi trượt top 16 Hoa hậu hoàn vũ 2022
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Danh ca Ngọc Sơn làm trưởng ban giám khảo chấm hoa hậu
- ·Thành tích học tập đáng nể của tân Hoa hậu Việt Nam Huỳnh Thị Thanh Thủy
- ·Danh ca Ngọc Sơn làm trưởng ban giám khảo chấm hoa hậu
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Hoa hậu Thùy Tiên mặc đồ bộ bán khô mực đêm Sài Gòn
- ·MC Vũ Mạnh Cường: 'Tôi nể tinh thần làm việc của Lương Thuỳ Linh, Mai Phương'
- ·Miss Charm 2023 tiếp tục bị chê thiếu chuyên nghiệp, gây thất vọng
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Hoa hậu Mai Phương từng tuyệt vọng vì những lùm xùm sau đăng quang