Nguy cơ đã được lường trước?
Mới đây nhất, vào 0 giờ 45 ngày 28/5, tại tuyến đường sắt Bắc-Nam đoạn qua Văn Điển (Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn đường sắt giữa tàu hàng số hiệu 7301 với ô tô tải 29H-005.14. Theo ngành đường sắt, vụ tai nạn trên không có thiệt hại về người, phương tiện đường sắt không hư hại. Vụ tai nạn này đã nâng tổng số vụ tai nạn đường sắt trong những ngày qua lên 5 vụ.
Theo báo cáo của Cục Đường sắt (Bộ Giao thông vận tải), trung bình mỗi năm thanh tra 45 cuộc, tập trung về an toàn giao thông và kiểm soát tải trọng tàu. Năm 2017, Thanh tra Cục đã xử phạt 1.040 hành vi, năm tháng đầu năm nay xử phạt 259 hành vi của các cá nhân. Đặc biệt, lối đi tự mở ở Nghệ An xảy ra tai nạn gần đây đã được Thanh tra Cục kiểm tra thấy rộng trên 4m nên yêu cầu địa phương thu hẹp, song chưa thực hiện.
Đáng chú ý, hiện nay trang thiết bị của ngành đường sắt vẫn còn thiếu như kiểm soát tải trọng ở ga, cán bộ thanh tra Cục Đường sắt không có cân tải trọng. Lực lượng dàn trải, có hơn 60 cán bộ công chức thanh tra trên dọc tuyến đường sắt đến nay không có nhà làm việc riêng.
Giải trình về những vụ tai nạn đường sắt xảy ra trong thời gian vừa qua, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cho rằng nguyên nhân dẫn đến giao thông đường sắt mất an toàn là do tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt diễn ra rất phức tạp. Ý thức chấp hành quy định pháp luật của người tham gia giao thông đường bộ còn hạn chế... Một nguyên nhân nữa đó là vẫn còn tình trạng không thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, quy chuẩn quốc gia về đường sắt của một bộ phận cán bộ, nhân viên.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xin lỗi
Trước các vụ tai nạn đường sắt xảy ra thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể ngày 28/5 đã nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về những yếu kém, sai sót của ngành Đường sắt trong thời gian qua, để liên tục xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng và tương đối nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, tài sản. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng gửi lời xin lỗi chân thành tới các gia đình bị ảnh hưởng do TNGT, trong đó có các vụ TNGT đường sắt vừa xảy ra. Đồng thời, yêu cầu VNR xem xét, làm rõ trách nhiệm từ người đứng đầu tới từng cán bộ công nhân viên để xảy ra tai nạn. Bộ Giao thông vận tải sẽ thành lập Tổ kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đề xuất của VNR, để xử lý các vấn đề liên quan. Đặc biệt, tạm đình chỉ công tác với những người có liên quan tới các vụ tai nạn đường sắt vừa qua.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đánh giá, tai nạn đường sắt do nguyên nhân chủ quan ngày càng tăng, nhưng nguyên nhân ở đâu thì VNR chưa chỉ ra được. VNR được giao toàn bộ quyền từ quản lý, khai thác, tới đầu tư, bảo dưỡng, đi liền với đó là trách nhiệm. Nhưng thực tế, trách nhiệm của VNR đang mòn đi, kỷ cương bị buông lỏng. “Trao quyền nhưng trách nhiệm không đi kèm là nguyên nhân lớn và xuyên suốt các vụ tai nạn đường sắt vừa qua. Nếu không xử lý điều đó sẽ còn xảy ra tai nạn nữa”, ông Đông nhấn mạnh.
Nhìn thẳng vào nguyên nhânTrao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia ngành giao thông cho rằng, việc ngành đường sắt xảy ra tai nạn liên tục trong thời gian vừa qua đã thể hiện sự buông lỏng trong quản lý, cũng như kiểm tra và thậm chí là cả quy trình vận hành. Những vụ việc này đang làm mất đi niềm tin của người dân đối với ngành đường sắt và quan trọng nhất là tạo nên sự lo sợ trong lòng người dân khi sử dụng phương tiện di chuyển là tàu hỏa.
Phân tích rõ hơn, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, không thể không nói đến yếu tố khách quan của ngành đường sắt đó là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt còn nhiều bất cập. Hệ thống hạ tầng đường sắt ở Việt Nam được người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đã hơn 1 thế kỷ trôi qua nhưng không thay đổi. Đường sắt chủ yếu đường đơn, trong khi thế giới hầu hết đường đôi.
Với hệ thống đường đơn, các đoàn tàu ngược chiều chỉ có thể tránh nhau ở ga, năng suất kém, khả năng xảy ra tai nạn rất cao. Các cơ sở vật chất hạ tầng của ngành đường sắt Việt Nam như hệ thống thông tin tín hiệu (báo tin đầu này đầu kia, giờ tàu chạy, tốc độ tàu,...) đã quá lạc hậu, hệ thống đường ray cũng cần phải được xem xét đầu tư.
顶: 678踩: 2861
“Đáng chú ý, việc xuất hiện các đường giao cắt dân sinh giữa đường sắt và đường bộ còn nhiều, đặc biệt là đường ngang do người dân tự mở, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa xử lý dứt điểm cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc vừa qua”, ông Thủy phân tích thêm.
Tuy nhiên khi đề cập đến trách nhiệm, ông Thủy cho rằng không thể cứ chỉ đổ lỗi cho hạ tầng yếu kém vì đây là thực trạng đã diễn ra và tồn tại nhiều năm qua mà phải nhìn nhận thẳng vào thực tế, nguyên nhân sai phạm ở đâu, và trách nhiệm của người đứng đầu là không thể tránh khỏi. Từ việc phân tích, “mổ xẻ” các nguyên nhân mới có thể đưa ra các giải pháp giải quyết chính xác cho ngành đường sắt hiện nay.
【soi kèo strasbourg】5 vụ tai nạn đường sắt liên tiếp: Không thể đổ lỗi cho khách quan!
人参与 | 时间:2025-01-10 01:47:59
相关文章
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Phương thức tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024
- Poster tuyển sinh của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM gây xôn xao
- Tổng cục Hải quan "lên dây cót" chống buôn lậu thuốc lá
- Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- Không cờ người thì có đua ghe
- 16 đội thi xuất sắc nhất vào vòng chung kết cuộc thi ‘Tiếng nói Xanh’
- Bồi hồi với bộ sưu tập vở học sinh từ thời cụ, kỵ của chúng ta
- Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- Đang giao lưu trực tuyến với 3 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023
评论专区