Đồng bằng sông Cửu Long là miền đất hứa để “thai nghén” nhiều tác phẩm âm nhạc. Từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho đến hôm nay có sự kế thừa và phát huy ấn tượng,ếpnốlịch thi đấu saudi arabia cùng góp phần tạo nên nét riêng cho âm nhạc đất chín rồng. Tuy âm nhạc ở đồng bằng phát triển, nhưng vẫn chưa trọn vẹn, ví như con diều đẹp đang chờ gió ! Nhạc sĩ từ nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đi thực tế sáng tác tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp. Điểm lại mới thấy, thời kỳ nào, âm nhạc đồng bằng sông Cửu Long cũng có những sáng tác đi vào lòng người. Đa dạng đề tài Các nhạc sĩ ĐBSCL khai thác đề tài rất đa dạng, ở đó có con người miền Tây cần cù trong lao động, can trường trong kháng chiến, có hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, thủy chung giữa cuộc sống đời thường, phảng phất nét đẹp của miền quê sông nước, là nơi con sông gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Đó còn là sự đổi thay của quê hương qua bao năm tháng chiến tranh, là những dòng suy tư, chiêm nghiệm về quá khứ, về vết thương chiến tranh vẫn chưa lành... Các nhạc sĩ đã sử dụng nhiều thể loại nhạc để chuyển tải bức tranh nhiều thanh sắc, từ trữ tình, lãng mạn, dìu dặt, mang âm hưởng dân ca, hay những ca khúc sôi động, rộn ràng như cuộc sống vốn có, khi nơi nơi hừng hực khí thế thi đua lao động sản xuất. Mỗi nhạc sĩ đã thể hiện một phong cách khác nhau, tạo nên một bức tranh vừa vặn, đủ mọi cung bậc cảm xúc, chuyển tải cái hồn của vùng đất chín rồng, tạo nên những giai điệu đầy tự hào. Dù ở thể loại nào, họ vẫn bám sát, kế thừa và phát huy suối nguồn ca dao, dân ca và các thể loại nhạc truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nhạc sĩ Lê Nghiệp, Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Cần Thơ, chia sẻ, từ nhỏ, ông đã được tắm mình trong những câu hò, điệu ru, tiếng rao đờn ngọt lịm. Những làn điệu dân ca cứ vậy thấm vào máu, vào thịt, cộng với sự tìm tòi, trải nghiệm trong cuộc sống, đã trở thành lời trong những sáng tác của ông. Nhờ vậy, mà mọi người cảm nhận được sự gần gũi, sâu lắng trong từng câu, từ, giai điệu… Nhiều sáng tác hay Nói đến chất lượng sáng tác, nhiều người ngần ngại đánh giá. Thế nhưng, cách nhìn nhận khách quan nhất chính là tác phẩm ấy sống được trong lòng công chúng qua các chương trình nghệ thuật, qua từng cuộc thi, hội diễn… Ở vùng đất trù phú này, từ thời kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ, đến những năm tháng đất nước thống nhất và cả nhịp sống hối hả, hiện đại của hôm nay, đã có nhiều lớp nhạc sĩ thành danh bước ra từ vùng đất này cùng các tác phẩm để đời. Có thể kể đến nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (Cần Thơ) với “Lên đàng”, Tạ Thanh Sơn (Vĩnh Long) với “Nam bộ kháng chiến”, Nguyễn Hữu Trí (Bạc Liêu) với “Tiểu đoàn 307”, Thanh Trần (Cà Mau) với “Khi thành phố của chúng ta xuống đường”... Sang thời kỳ chống Mỹ có “Trăng về Cần Thơ” của Thế Phương (Bạc Liêu), “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” của Trần Kiết Tường (Cần Thơ), “Chiều về trên sông Ô Môn” của Triều Dâng (Cần Thơ), vở opera “Người giữ cồn” của Ca Lê Thuần (Bến Tre), “Trường làng tôi” của Phạm Trọng Cầu (Vĩnh Long), “Chiếc ba lô xanh” của Lý Cảnh (Hậu Giang)… Từ sau năm 1975 đến nay, nhiều thế hệ nhạc sĩ đã trưởng thành, phản ánh hơi thở của đất và người đồng bằng trong công cuộc kiến thiết, xây dựng quê hương. Nổi bật trong số những nhạc sĩ của đồng bằng để lại dấu ấn trong sáng tác có nhạc sĩ Lê Nghiệp (Cần Thơ) với “Chiều Tây Đô”, “Bến cảng mùa xuân”, “Không đề”, “Quê hương những con tàu”; nhạc sĩ Sơn Hà (Hậu Giang) với “Bảy dòng sông nhớ”, “Đêm trăng trên bến Ninh Kiều”, “Ngẩn ngơ áo trắng”, “Về Hậu Giang nhé em”; Hoàng Bửu (Cà Mau) với “Niềm vui trên biển”, “Gởi lại Nha Trang”, “Cỏ xanh”; Bửu Thiết (Long An) với “Nợ nhau nửa điệu lý qua cầu”, “Tiếng sáo mênh mông”, “Hát vang trên sông Vàm Cỏ”… Những nhạc sĩ trưởng thành từ phong trào, trẻ trung, đầy sức sống trong khoảng 20 năm gần đây, cũng đang góp phần tô điểm thêm cho vườn hoa âm nhạc đồng bằng nhiều màu sắc, như Nguyễn Vĩnh Phúc (Hậu Giang) với “Hậu Giang một dòng sông”, “Về lại Lung Ngọc Hoàng”; Nguyễn Ngọc Để (Cà Mau) với “Lung linh Đá Bạc”, Dương Năm (Tiền Giang) với “Hoa sữa phương Nam”, Đỗ Triệu An (An Giang) với “Tiếng ru”… Hàng năm, từ cuộc thi sáng tác ca khúc ĐBSCL, cũng như những cuộc thi sáng tác ca khúc mỗi tỉnh, thành trong vùng, đã cung cấp một lượng tác giả, tác phẩm không nhỏ, làm phong phú, tạo nét riêng cho âm nhạc đồng bằng. ***Các nhạc sĩ ngày càng đông, đa dạng, trình độ ngày càng cao, càng làm cho sáng tác có giá trị, kho tàng âm nhạc miền sông nước nhờ đó thêm phong phú. Tuy nhiên, so với những “vùng đất trù phú” của âm nhạc Việt Nam hiện nay, như Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, những tác phẩm ấy vẫn chưa thể bay cao, bay xa… Nhạc sĩ Phạm Sơn Hà, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang: “Sáng tác viết ra, được đón nhận là một hạnh phúc lớn” - “Tôi viết về những gì đã gắn bó, đi vào máu thịt của mình, là dòng sông, con đò, chiếc cầu tre, cánh cò, vườn cây trái ngọt… Những sáng tác tôi viết ra, được nhiều người ở Hậu Giang đón nhận là một hạnh phúc lớn, mà bất cứ nhạc sĩ nào cũng mong muốn. Có người chưa hề biết mặt, nhưng khi nghe họ vô tình nhắc lại, tôi cảm thấy rất vui. Từ đó, lại thấy trách nhiệm của mình nặng nề hơn. Là nhạc sĩ, ai cũng vậy, khi sáng tác phải nuôi dưỡng cảm xúc thật chín muồi, thể hiện gần gũi, dễ hát, để có được điều này buộc mỗi người phải học, phải sống, trải nghiệm…”. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ Bài 2: Nỗi buồn nhạc sĩ |