【trực tiếp giải bóng đá tây ban nha】Già hoá cán bộ Đoàn: “Bài toán” cần lời giải

Báo Cà Mau(CMO) Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 289-QĐ/TW (Quyết định 289) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, công tác cán bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh được củng cố, bổ sung về số lượng và tăng cường về chất lượng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, các cơ quan đang thực hiện theo đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế, khiến công tác quy hoạch đào tạo, dự nguồn và tìm "đầu ra" gặp rất nhiều rào cản.

Tổ chức vui chơi Trung thu cho trẻ em khu lưu cư phường Tân Xuyên.

Anh Nguyễn Chí Công, Phó bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau, nhìn nhận, hiện nay biên chế dành cho cán bộ Đoàn - Hội, nhất là ở cơ sở, gặp nhiều khó khăn. Trước đây, các huyện, thành đoàn và đoàn tương đương có từ 7 biên chế được giao, nhưng nay căn cứ vào đề án vị trí việc làm và tinh gọn bộ máy thì biên chế được giao chỉ từ 5-7 biên chế. Trong khi đó, công việc của Đoàn ngày càng nhiều, cộng thêm phụ trách luôn Nhà thiếu nhi nhưng không được giao thêm biên chế, dẫn đến “quá tải” và “áp lực” trên nhiều phương diện. 

Nhiều bất cập

Anh Nguyễn Chí Công cho biết, sau đại hội Đoàn các cấp, kể cả Ban Thường vụ, thậm chí bộ phận thường trực của Đoàn bộ còn thiếu, không có con người để bố trí. Nhiều huyện, thành đoàn khuyết hẳn vị trí trong bộ phận thường trực. 

“Không phải không có cán bộ trẻ đủ khả năng đảm đương các chức vụ mà vì họ chưa là công chức cùng cấp. Đặc biệt khó ở cấp xã. Theo quy định, cấp xã chỉ có 1 bí thư xã đoàn chuyên trách là công chức cấp xã, phó bí thư chỉ được hưởng phụ cấp hoạt động và được bầu tín nhiệm. Hầu hết đội ngũ này dành hết thời gian cho hoạt động phong trào, khó ổn định cuộc sống, dẫn đến chỉ mới sau 1 năm đại hội, xu hướng bỏ việc của cấp phó ở xã ngày càng tăng”, anh Chí Công lý giải. 

Thực trạng này đang xảy ra tại huyện Năm Căn, cụ thể là ở 2 xã Hàm Rồng và Hàng Vịnh. Bí thư Huyện đoàn Phan Thị Trang Phượng thẳng thắn: “Họ là những người trẻ, có hoài bão, tham gia công tác mà không được đảm bảo quyền lợi và ổn định kinh tế thì việc rời đi là điều tất yếu”. 

Chị Phượng cho rằng, theo Quyết định 289, tiêu chuẩn cán bộ Đoàn cấp cơ sở giữ chức vụ phải không quá 35 tuổi. Đối với các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp THPT trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp, giữ chức vụ không quá 37 tuổi. Quyết định này giúp đội ngũ cán bộ Đoàn phần lớn đều được đào tạo cơ bản, năng nổ, nhiệt tình, có thâm niên làm công tác phong trào, nhưng so với tình hình hiện nay thì bất cập. Chẳng hạn, ở cấp huyện, hết nhiệm kỳ này (2017-2022) hầu hết đội ngũ cốt cán của huyện đoàn đều hết tuổi, song, để tìm nguồn nhân sự mới cực kỳ khó khăn, bởi hiện nay các ngành không tuyển mới nhân sự, công chức trẻ nhất cũng sinh năm 1987.

Cũng trong thực trạng này, Bí thư Huyện đoàn Thới Bình Đặng Hoàng Thành cho hay, hiện tại Huyện đoàn biên chế được giao là 6, trong đó chỉ có 3 công chức là bí thư và 2 cấp phó. Như vậy thường vụ chuyên trách không có, phải bầu khuyết so với đề án. Theo đó, đề án là 7, mà bầu khuyết chỉ được 1, do đó buộc phải bầu những ngành nghề khác, dẫn đến việc chỉ đạo các hoạt động các cơ sở gặp khó, đây là một bất cập. 

Tuổi trẻ huyện Thới Bình luôn chú trọng giáo dục truyền thống cách mạng cho thiếu niên, nhi đồng.

Theo anh Hoàng Thành, Quyết định 289 chỉ đưa ra quy chế mà không có bất kỳ văn bản hướng dẫn chỉ đạo riêng cho cán bộ Đoàn đúng với đặc thù của tổ chức. Bởi anh cho rằng, đối với thường vụ cấp huyện đoàn là chức danh bầu tín nhiệm không nhất thiết phải là công chức. Xét theo quy định thì bất cập ở chỗ, nếu một cán bộ cấp huyện phải tốt nghiệp đại học, khi ra trường đã 23 tuổi, nếu công tác tại huyện đoàn mà không ngay đợt thi tuyển công chức phải đến 5 năm nữa mới đủ tiêu chuẩn thì đã 28 tuổi, ở chưa lâu lại phải rời đi. 

Hiện Huyện đoàn Thới Bình đã và đang rà soát nhân sự để tạo đội ngũ kế thừa cho Ban Chấp hành khoá mới. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài 3 người trong quy hoạch, những người còn lại là chuyên trách mà không là công chức thì không thể đưa vào quy hoạch, lại phải tìm nguồn từ các ngành. Tìm chọn người ở Huyện uỷ, thì công chức trẻ nhất sinh năm 1987, nếu đối chiếu Quyết định 289 thì không đạt (Ban Chấp hành Huyện đoàn lần đầu không quá 30). Anh lại tìm nguồn bên HĐND, UBND, thì có 5 bạn là công chức năm sinh “9X”, nhưng các bạn chỉ là đoàn viên của chi đoàn, đưa vào quy hoạch không phù hợp.

Đó là chưa tính đến, nếu cả 3 cán bộ chủ chốt (đồng loạt hết tuổi) cùng luân chuyển công tác sẽ hụt nguồn tại chỗ. Cán bộ mới về môi trường hoàn toàn mới phải “tự bơi” sẽ “hụt hơi” và khó làm tốt nhiệm vụ.

“Già hoá” cán bộ đoàn

“Thực trạng đáng lo nữa là ở các chi đoàn ngành và trường học đang “già hoá” đội ngũ cán bộ do thực hiện việc tinh giản biên chế. Toàn huyện có 58 điểm trường, 18 điểm trường mầm non còn đội ngũ giáo viên trẻ, còn lại 40 điểm trường phổ thông các cấp thì có khoảng 30 còn chi đoàn với số lượng khá nhưng độ tuổi thì vượt ngưỡng, số còn lại phải ghép theo hình thức liên chi đoàn”, anh Hoàng Thành cho biết thêm. 

Nguyên nhân già hoá là khó tìm “đầu ra” cho cán bộ Đoàn. 2 xã Thới Bình và Trí Phải đang vướng phải tình trạng này. Do số lượng cán bộ được biên chế tại xã hạn chế, khi nào có cán bộ về hưu hoặc chuyển công tác mới có “chỗ trống” cho cán bộ Đoàn thay thế. Một nguyên nhân chủ quan là năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ Đoàn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu luân chuyển. Mà nếu có đầu ra, bí thư sẽ có vị trí tốt, nhưng phó bí thư nếu không đủ chuẩn chỉ còn cách “về vườn”.

Tuổi trẻ huyện Năm Căn năng động, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ đi trước để làm kinh tế hiệu quả.

Ở chi đoàn ấp lại cực kỳ khó khăn, bởi lẽ, nhân sự của ấp 3-4 tháng phải củng cố 1 lần, có khi 1 năm phải thay mới bí thư chi đoàn đến 2-3 người do họ xin nghỉ, tự ý nghỉ, hoặc bỏ đi làm ăn xa.  

“Nhiều người thắc mắc, tại sao các hội, đoàn thể khác như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ... thu hút lực lượng tham gia đông, nhiều hoạt động mang giá trị kinh tế cao. Còn tổ chức Đoàn, hội của thanh niên thì con số vơi dần. Chi đoàn ấp rất hiếm vượt qua con số 15. Thiết nghĩ cần nhìn rõ, đối tượng ĐVTN địa phương là những người trẻ, số ít tốt nghiệp THPT, hoặc chỉ mới học hết lớp 8, 9... Họ hoạt động trên sự tự nguyện, vì niềm vui, chứ xét về ổn định kinh tế, có thu nhập ổn định thì tuyệt nhiên không. Trong khi hầu hết bí thư, phó bí thư chi đoàn ấp phải kiêm nhiệm luôn vai trò chủ tịch hội. Việc nhiều mà không sống được bằng lương, thử hỏi ai dám đảm nhận?”, anh Thành trần tình. 

Quyết định 289 với mục đích hướng đến rất tốt, nhưng chưa phù hợp với cán bộ Đoàn trong tình hình mới. Phải chăng nên có cơ chế riêng cho đội ngũ cán bộ Đoàn để xây dựng tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh về chất lẫn về lượng?!

Anh Nguyễn Chí Công cho rằng đây là khó khăn chung của cả tỉnh. Ngay tại Tỉnh đoàn, hiện có hơn 10 đồng chí không nằm trong biên chế, đang chờ tỉnh tổ chức thi tuyển công chức sau khi đề án bố trí sắp xếp việc làm của các sở, ngành tỉnh được phê duyệt. “Nếu không có giải pháp ngay từ thời điểm này, thời gian tới, giữa hoặc hết nhiệm kỳ, việc tìm đội ngũ kế thừa tiếp theo sẽ là bài toán nan giải. Vẫn có thể chắp vá, tuyển mới nhưng để đảm bảo được công tác lãnh, chỉ đạo điều hành hoặc tổ chức thực hiện công việc theo đặc thù riêng sẽ rất khó. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn sẽ tham mưu với tỉnh và Trung ương xem xét cụ thể vấn đề đáng quan ngại này”, anh Nguyễn Chí Công cho hay. Anh mong muốn, các cơ sở đoàn cần có cơ chế chính sách hoặc tự thân vận động để công tác Đoàn ở cơ sở đảm bảo kinh phí hoạt động. Cần giúp ĐVTN tạo sự liên kết trong làm ăn kinh tế, giúp nhau làm giàu. Từng cấp uỷ địa phương quan tâm hơn nữa đối với tổ chức Đoàn về kinh phí, hỗ trợ BHYT, nâng mức khen thưởng để động viên anh em gắn bó, nỗ lực cống hiến. 

“Bản thân mỗi cán bộ Đoàn cần nỗ lực phấn đấu, khẳng định mình trong tổ chức Đoàn, đồng thời không ngừng trau dồi chuyên môn được đào tạo để tránh “hụt chân” khi luân chuyển sang cơ quan mới”, anh Công nhấn mạnh./.

Băng Thanh

Cúp C2
上一篇:Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
下一篇:Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam