当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi keo nhà cai】Ai thiếu, ai thừa ?正文

【soi keo nhà cai】Ai thiếu, ai thừa ?

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 22:43:35 评论数:

Vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa gia đình ông Bùi Văn Đây với gia đình ông Nguyễn Ngọc Lâm,ếuaithừsoi keo nhà cai ở khu vực 4, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, đã được tòa án nhân dân hai cấp xét xử, bản án có hiệu lực pháp luật nhưng ông Đây vẫn tiếp tục khiếu nại.

Ông Đây cho rằng gia đình ông Lâm xây dựng nhà lấn sang phần đất bên ông.

Nguồn gốc đất tranh chấp trước đây là của ông Nhất Diễn, do ông Diễn không sử dụng nên Nhà nước thu hồi cấp lại cho ông Bùi Văn Tấn và ông Nguyễn Văn Thích mỗi người một nửa nhưng không rõ diện tích. Năm 1969, ông Tấn chết, toàn bộ diện tích đất được giao lại cho con là Bùi Văn Nơi (ông Đây là con của ông Nơi đang sử dụng).

Theo ông Đây, khoảng năm 1990-1991, ông Thích xây nhà kiên cố lấn qua phần đất của gia đình ông ngang trước 1,6m, ngang sau 5m, chiều dài khoảng 29,5m. Lúc này, gia đình ông khiếu nại, được chính quyền địa phương tổ chức hòa giải và kéo dài đến năm 1997 thì Ban tư pháp thị trấn Long Mỹ mới chuyển đến Tòa án nhân dân huyện Long Mỹ. Năm 1995, ông Nơi chết nên bà Mai Thị Bảy (vợ ông Nơi) tiếp tục khởi kiện ông Thích.

Tại tòa, hai bên thống nhất lấy mốc ranh đất giáp với ông Lư Thành Lợi (hướng Bắc) và giáp ranh đất với ông Huỳnh Hữu Phước (hướng Nam) đo chia đôi. Sau đó, hai bên không thực hiện, ông Thích chết, bà Bảy tiếp tục khởi kiện ông Lâm (con ông Thích) yêu cầu chia đôi ranh đất trên.

Ông Lâm khẳng định, trong quá trình sử dụng, gia đình ông không lấn qua phần đất của gia đình bà Bảy. Vì trước đây gia đình ông cất nhà lá, sau đó cất nhà kiên cố, khi xây dựng nhà không ai tranh chấp, đến 8-9 năm sau bà Bảy mới cho rằng cất nhà lấn sang phần đất của bà nên phát sinh tranh chấp.

Năm 2000, Tòa án nhân dân huyện Long Mỹ tổ chức giải quyết tranh chấp trên, hai bên thống nhất thỏa thuận mốc ranh theo đo đạc của địa chính, nhưng sau đó bà Bảy và vợ ông Thích không đồng ý rồi bà Bảy khởi kiện kéo dài cho đến nay.

Về tranh chấp này, cơ quan chức năng đo đạc thực tế phần đất tranh chấp có diện tích 37,9m2 đất thổ cư và 475m2 đất trồng cây lâu năm thuộc các thửa từ 170-174, tờ bản đồ số 05, đất tọa lạc tại ấp 4, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ (nay là khu vực 4, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ). Vụ việc được tòa án nhân dân hai cấp xét xử, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Bảy về việc đòi quyền sử dụng đất với ông Lâm.

Qua đo đạc thực tế, phần đất bà Bảy sử dụng không tranh chấp ở thửa 171 là 2.582m2, trong giấy CNQSDĐ bà Bảy được cấp là 2.300m2, vậy bà Bảy sử dụng đất còn thừa 282m2. Phần đất thửa 172 bà Bảy sử dụng 179m2, diện tích bị thu hồi 94,8m2, trong giấy CNQSDĐ được cấp là 300m2, bà Bảy thiếu 26,2m2. Giáp với phần đất ở thửa 171, 172 là phần đất của ông Lâm thửa 173, 174. Phần đất ông Lâm sử dụng không tranh chấp thửa 173 là 179m2, theo giấy CNQSDĐ thửa này là 274m2, ông Lâm còn thiếu 95m2; thửa 174 ông Lâm sử dụng không tranh chấp là 121m2, giấy CNQSDĐ ông Lâm được cấp là 305m2, vậy ông Lâm còn thiếu 183m2, nếu chia đôi hoặc cộng cả phần đất tranh chấp ở thửa 172 thì ông Lâm vẫn còn thiếu, tính theo giấy CNQSDĐ, phía ông Lâm còn thiếu đất nhiều hơn phía bà Bảy. Do đó, hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định không đủ căn cứ cho rằng ông Lâm lấn chiếm đất của bà Bảy. Quá trình sử dụng đất, ông Lâm có xây dựng nhà kiên cố nhưng chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất… Việc cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Bảy là có căn cứ. Ông Đây, người được bà Bảy ủy quyền kháng cáo bản án sơ thẩm nhưng không chứng minh được yêu cầu kháng cáo của mình là có cơ sở, nên hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của ông Đây.

Ông Đây bức xúc nói: “Cha tôi chết vào năm 1995, đến tháng 11-1996 Nhà nước mới cấp giấy CNQSDĐ mang tên cha tôi là không đúng. Lúc cha tôi còn sống đã khiếu nại ông Thích lấn ranh nhưng chưa được giải quyết xong mà Nhà nước lại cấp giấy trong thời gian tranh chấp. Khi có giấy CNQSDĐ mang tên cha tôi đã thiếu một phần đất và thực tế gia đình ông Thích lấn ranh nên mẹ tôi tiếp tục khởi kiện. Tòa án căn cứ vào giấy CNQSDĐ để xét xử là không khách quan, không đúng thực tế. Tại phiên tòa, tôi đã yêu cầu tòa án xem xét lại việc cấp giấy CNQSDĐ mang tên cha tôi nhưng không được giải quyết”.

Về vấn đề ông Đây bức xúc, ông Dương Quốc Tuấn, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm, cho biết: “Yêu cầu của ông Đây thuộc trường hợp khiếu nại cơ quan nhà nước về việc cấp giấy CNQSDĐ thuộc thẩm quyền xem xét giải quyết của UBND. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của UBND thì ông Đây có quyền khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính”.

Ông Đây cho rằng, giấy CNQSDĐ đã cấp cho gia đình ông là không đủ diện tích đất thực tế và cấp trong thời gian đang tranh chấp nhưng tòa án lại lấy làm căn cứ để xét xử là không đúng quy định? Tuy nhiên, khi bản án có hiệu lực pháp luật thì các bên đương sự phải thực hiện. Cho rằng bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh xét xử không phù hợp với những tình tiết khách quan thì ông Đây có quyền thông báo đến những người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Bài, ảnh: PHI YẾN