【bong đá ngoại hạng anh】Tính đường dài để sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm lĩnh thị trường Á

  发布时间:2025-01-25 21:52:20   作者:玩站小弟   我要评论
Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,24 lần bình quân cả nước Nhiệm vụ bong đá ngoại hạng anh。
Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng gấp 1,ínhđườngdàiđểsảnphẩmchủlựcvùngĐồngbằngsôngHồngchiếmlĩnhthịtrườngÁbong đá ngoại hạng anh24 lần bình quân cả nước Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng Khai mạc Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 5/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng.

Với gần 200 đại biểu tham dự, hội nghị đã tập trung bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng.

Tính đường dài để hàng chủ lực Vùng đồng bằng sông Hồng chiếm lĩnh thị trường Á - Phi
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: Đỗ Nga)

Thị trường tiềm năng

Tại hội nghị, ông Nguyễn Phúc Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, khu vực Á - Phi luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam, chiếm hơn 67% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực năm 2023 đạt 182 tỷ USD, chiếm hơn 51,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất nhập khẩu với khu vực Á - Phi đạt 159,3 tỷ USD (chiếm 66% tổng giá trị xuất nhập khẩu với thế giới), tăng 14,7%. Trong đó, xuất khẩu đạt 61,1 tỷ USD (chiếm 49%), tăng 13,1%.

Theo ông Nam, nhu cầu của thị trường Á - Phi đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Hồng có kim ngạch tăng trưởng đều qua các năm.

Tính đường dài để sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm lĩnh thị trường Á - Phi
Ông Nguyễn Phúc Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương)

Cụ thể, năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực Á - Phi đạt hơn 7,2 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, đạt 1,8 tỷ USD, tăng mạnh 34%. Những đối tác nhập khẩu gạo nhiều nhất gồm Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Bờ Biển Ngà.

Vải thiều và quả nhãn là hai loại trái cây xuất khẩu thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhãn của Việt Nam sang khu vực Á - Phi đạt hơn 14 triệu USD tăng gần 2,5 lần so với năm 2022. Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ nhãn Việt Nam nhiều nhất.

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ vải lớn nhất của Việt Nam. Năm 2023, hơn 100.000 tấn vải thiều đã được xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, UAE, Singapore, Thái Lan... cũng là những thị trường tiêu thụ quả vải tiềm năng của Việt Nam.

Về thủy sản, đây cũng là một sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng. 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khu vực Á - Phi đạt 1,5 tỷ USD. Trung Quốc, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất về mặt hàng thủy sản.

Về một số mặt hàng công nghiệp chế biến thế mạnh của vùng, khu vực Á - Phi vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu. Năm 2023, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo sang khu vực đạt 135,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như máy vi tính linh kiện đạt 31,4 tỷ USD (tăng 7%), điện thoại các loại và linh kiện đạt 31 tỷ USD (giảm 6%), hàng dệt may đạt 11,8 tỷ USD (giảm 4,5%); giày dép các loại đạt 5,5 tỷ USD (tăng 1,6%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,8 tỷ USD, giảm 15%.

Cần hóa giải thách thức

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi Nguyễn Phúc Nam cho rằng, việc đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu tại thị trường Á - Phi không chỉ là một cơ hội lớn mà còn là thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Liên quan đến kinh nghiệm thâm nhập thị trường các nước Á - Phi, theo ông Nguyễn Phúc Nam, các doanh nghiệp nên nghiên cứu khả năng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, ASEAN... trong khâu đóng gói sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng tại mỗi địa phương của nước này khi nhu cầu về mẫu mã sản phẩm luôn là tiêu chí quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng tại những thị trường này bên cạnh chất lượng sản phẩm;

Tiếp tục đầu tư chuyển đổi hoặc thu hút đầu tư vào chế biến sâu (các sản phẩm sấy khô/nước ép, hữu cơ, tốt cho sức khỏe…) trong bối cảnh xu hướng sử dụng các sản phẩm chế biến sâu trên thế giới và khu vực thị trường Á - Phi ngày một tăng. Một mặt nâng cao giá trị xuất khẩu, một mặt bắt kịp xu thế của thị trường. Đồng thời, chú trọng khai thác các hình thức thương mại khác nhau như thương mại điện tử…

Tính đường dài để hàng chủ lực Vùng đồng bằng sông Hồng chiếm lĩnh thị trường Á - Phi
Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp trong vùng tại hội nghị. (Ảnh: Đỗ Nga)

Ông Nam cũng lưu ý các doanh nghiệp kịp thời cập nhật thông tin về thị trường nước ngoài để nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng tại từng thị trường, điều chỉnh sản phẩm phù hợp theo từng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Nghiên cứu, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm cơ hội kinh doanh, trong đó có các chương trình của địa phương hoặc của Bộ Công Thương.

"Trong các hoạt động 6 tháng cuối năm, bên cạnh việc cố gắng duy trì các thị trường truyền thống đã có, chúng tôi sẽ tập trung nhiều vào hỗ trợ các địa phương để thúc đẩy các sản phẩm thế mạnh của địa phương sang các khu vực thị trường còn nhiều dư địa và tiềm năng như các địa phương của Trung Quốc, châu Phi, Trung Đông, Nam Á", đại diện Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi cho biết.

Trao đổi thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng bản thân các địa phương cũng cần nâng cao năng lực sản xuất để tận dụng xuất khẩu theo 16 hiệp định FTA, đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tích cực tìm kiếm thị trường mới.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ cũng lưu ý đến lĩnh vực thương mại điện tử. Doanh nghiệp Việt cần nâng cao thương hiệu, đào tạo, huấn luyện trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh.

Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.

Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc; phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Đây là vùng có nền kinh tế phát triển năng đông, không gian thị trường rông lớn. Những năm qua, một số địa phương trong vùng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước (như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên…).

相关文章

最新评论