【kết quả các trận bóng đá hôm nay】7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử

 人参与 | 时间:2025-01-12 23:26:32
Kiểm soát rủi ro về thuế trong kinh doanh thương mại điện tử Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử ngày càng chặt chẽ Để thương mại điện tử qua biên giới phát triển bền vững
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
Quang cảnh Toạ đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử".

Thu thuế TMĐT tăng mạnh nhưng đối mặt nhiều thách thức

Thu thuế từ thương mại điện tử (TMĐT) tăng đều qua các năm: năm 2022 thu thuế đạt 83.000 tỷ đồng, năm 2023 là 97.000 tỷ đồng và trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 78.000 tỷ đồng.

Sự gia tăng này không chỉ đến từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các nền tảng quốc tế như Google, Facebook và Amazon.

Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã chủ động triển khai nhiều biện pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế, phối hợp với các bộ, ngành trong việc chia sẻ dữ liệu và kết nối với UBND các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu từ các ngành như ngân hàng và viễn thông đã được đồng bộ, giúp công tác quản lý và thu thuế đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh doanh TMĐT với tính linh hoạt và giao dịch xuyên biên giới vẫn đặt ra những thách thức mới cho công tác quản lý thuế.

Chia sẻ khái quát những giải pháp mà Tổng cục Thuế đã triển khai nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian qua, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, ngành Thuế đã có 7 giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Một là,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn người nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định pháp luật; phối hợp với các sàn trong nước, các nền tảng TMĐT nước ngoài tuyên truyền về nghĩa vụ thuế của các tổ chức, các nhân kinh doanh trên các nền tảng.

Hai là,ngành Thuế tiếp tục cung cấp các dịch vụ thuế điện tử để hỗ trợ việc kê khai, nộp thuế ở mức 4.0. Đặc biệt, tới đây, Tổng cục Thuế sẽ đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho các cá nhân, hộ kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh TMĐT có thể thực hiện các nghĩa vụ thuế một cách thuận tiện.

Ba là,ngành Thuế đề xuất bổ sung quy định pháp luật theo hướng tăng cường trách nhiệm của tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, yêu cầu sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến có trách nhiệm khấu trừ khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT.

Bốn là,ngành Thuế tiếp tục làm giàu cơ sở dữ liệu lớn về TMĐT, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, trên cơ sở đó thực hiện khai thác, xử lý thông tin để rà soát người nộp thuế đưa vào diện quản lý.

Năm là,ngành Thuế sẽ xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT, trong đó áp dụng AI để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế.

Sáu là,ngành Thuế tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành, trong các tổ chức, các nhân kinh doanh TMĐT; doanh nghiệp là chủ sàn kinh doanh TMĐT; các đơn vị vận chuyển; trung gian thanh toán…

Bảy là, ngành Thuế sẽ phối hợp với các bộ, ngành chia sẻ, kết nối dữ liệu phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống dữ liệu đồng bộ, đầy đủ quyết định thành công trong quản lý TMĐT

Đánh giá về kết quả quản lý thuế TMĐT, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, TMĐT là hình thức kinh doanh mới và thay đổi rất nhanh chóng, vì vậy, việc quản lý TMĐT gặp rất nhiều khó khăn.

Việc làm sao thu đúng, thu đủ, thu chính xác đối với hoạt động TMĐT trở thành khó khăn chung với hầu hết cơ quan thuế trên thế giới, kể cả những cơ quan thuế rất phát triển như Mỹ hay Liên minh châu Âu …

Theo chuyên gia, ở Việt Nam, việc nghiên cứu, đề ra các biện pháp thu đối với lĩnh vực này cũng chưa có gì mới. Chỉ từ năm 2022 trở lại đây, khi có eTax Mobile, lúc đó chúng ta mới có được lượng thu tương đối lớn, lên tới 90.000 tỷ đồng trong năm 2023. Đến năm 2024, mới có khả năng thu được trên 100.000 tỷ đồng.

Khẳng định đây là sự cố gắng, nỗ lực của Tổng cục Thuế cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan trong quản lý một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú với quyết tâm xây dựng nền kinh tế số sớm hơn và tốt hơn.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi có VneID của Bộ Công an thì việc tích hợp các dữ liệu của rất nhiều cơ quan đang tạo điều kiện thuận lợi cho không chỉ Tổng cục Thuế quản lý TMĐT mà còn tạo điều kiện để quản lý tốt hơn các lĩnh vực khác liên quan đến cả kinh tế và xã hội.

Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), bài toán về quản lý TMĐT nói chung cũng như quản lý thuế trong TMĐT nói riêng là một bài toán rất phức tạp, bởi liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương.

Nhấn mạnh mấu chốt nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong giao dịch TMĐT chính là cơ chế phối hợp, sự chia sẻ thông tin giữa tất cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, bà Lại Việt Anh cho rằng, việc xây dựng một hệ thống dữ liệu đồng bộ, toàn diện và đầy đủ là một trong những yếu tố quyết định thành công trong việc quản lý, phát triển TMĐT, trong đó có quản lý thuế TMĐT.

顶: 271踩: 6311