Những ngày qua,étraituổinghibịéphútmatúyhànhviđặcbiệtnguyhiểkqbd maroc trên mạng xã hội chia sẻ một số hình ảnh, video clip ghi lại cảnh một bé trai ở TP.HCM bị bạo hành, cho hút ma túy đá. Video ghi lại hình ảnh một bé trai mặc tã đang ngậm ống hút gắn với một chiếc bình, bên cạnh đó là có người lớn đang châm tẩu.
Ngoài ra là một số hình ảnh, video clip như bé trai bị trói tay bằng băng keo, hình ảnh một người đàn ông mặc quần ngắn trên người có các hình xăm.
Ngay sau đó, người cha ruột của bé trai đã làm việc với công an. Anh cho biết đã ly hôn vợ. Sau đó, người vợ đã mang các con đi và sống chung với người đàn ông trong clip.
Sự việc diễn ra dưới sự chứng kiến của mẹ ruột đã lan truyền chóng mặt trên khắp các nền tảng mạng xã hội, gây ra phẫn nộ.
Chiều 26/3, Công an huyện Hóc Môn cùng Công an TP.HCM và các đơn vị liên quan đã tạm giữ để điều tra Lê Văn Bậm (44 tuổi) và Nguyễn Thảo Nguyên (23 tuổi, ngụ quận Tân Bình). Trong đó, Nguyên là mẹ ruột của bé trai bị bạo hành nghi ép hút ma tuý, Bậm là người đàn ông xuất hiện trong clip.
Chia sẻ về vấn đề này với VietNamNet, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết: Cưỡng ép trẻ em sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi không thể chấp nhận được bất kể vì nguyên nhân nào.
Clip người đàn ông xăm mình, dọa nạt, ép buộc cháu bé còn rất nhỏ tuổi sử dụng vật dụng nghi là ma túy là một vụ việc nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm bởi vậy cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguồn gốc của clip này, xác định danh tính của người đăng tải clip, mục đích đăng tải clip và nội dung clip này để có căn cứ giải quyết theo quy định pháp luật.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh, kết quả xác minh của cơ quan điều tra dù có phải là hành vi ép buộc sử dụng trái phép chất ma túy hay không, đối tượng này cũng vẫn sẽ bị xử lý bằng chế tài nghiêm khắc của pháp luật.
“Trường hợp kết quả xác minh cho thấy cháu bé đã dương tính với chất ma túy, cơ quan điều tra cũng sẽ phối hợp với gia đình và cơ quan chức năng để tiến hành khám, điều trị, can thiệp bằng các biện pháp y tế để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu bé.
Trường hợp không may cháu bé tử vong do bị cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma túy, đối tượng này sẽ bị phạt tù ở mức cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân theo quy định tại khoản 4, Điều 257 bộ luật hình sự nêu trên”, TS. LS Đặng Văn Cường thông tin.
Trường hợp xác định cháu bé dương tính với chất ma túy, cơ quan điều tra sẽ tiến hành khám xét, giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với đối tượng trong clip để làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ mối quan hệ có liên quan, xác định các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy đã diễn ra như thế nào để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp kết quả xác minh cho thấy người mẹ không trực tiếp thực hiện hành vi ép buộc cháu bé sử dụng trái phép chất ma túy nhưng đã có hành vi giúp sức, xúi giục hoặc chỉ đạo người tình thực hiện hành vi ép buộc con mình sử dụng chất ma túy, người này cũng sẽ bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm.
“Vấn đề này cơ quan điều tra sẽ làm rõ có phải chất ma túy hay không, đồng thời cũng sẽ làm rõ hành vi, nhận thức, vai trò của từng đối tượng, xác định hậu quả đã gây ra đối với cháu bé và xã hội để xử lý theo quy định của pháp luật”, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường nói.
Không cưỡng ép trẻ sử dụng ma túy, hành vi này cũng rất đáng lên án
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường đưa ra giả định, trường hợp cháu bé không dương tính với chất ma túy, các dụng cụ, thiết bị này cũng không phải là đang để sử dụng trái phép chất ma túy, hành vi này cũng rất đáng lên án, là hành vi cưỡng bức, bạo hành trẻ em gây hoang mang lo lắng trong dư luận xã hội.
Bởi vậy, tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà cơ quan chức năng cũng sẽ xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hành hạ người khác.
Trường hợp kết quả xác minh các chất mà đối tượng trong clip sử dụng không phải là chất ma túy nhưng hành vi được xác định là đối xử tàn ác với người lệ thuộc, hành vi không chỉ diễn ra qua clip mà còn nhiều hành vi khác nữa có tính chất bạo hành trẻ em thì cơ quan điều tra vẫn có thể xử lý hình sự đối tượng này về tội hành hạ người khác.
Hành vi này được quy định tại Điều 140 bộ luật hình sự, hình phạt có thể tới 3 năm tù và xem xét trách nhiệm của những người có liên quan, trong đó có mẹ của cháu bé để xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.