当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【ty le ca cuoc anh】Giá vật tư tăng quá cao, “tư lệnh” ngành nông nghiệp nói gì? 正文

【ty le ca cuoc anh】Giá vật tư tăng quá cao, “tư lệnh” ngành nông nghiệp nói gì?

2025-01-25 11:36:57 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:152次
Xuất siêu ngành nông nghiệp tăng hơn 3 lần
Giá nhập phân bón,ávậttưtăngquácaotưlệnhngànhnôngnghiệpnóigìty le ca cuoc anh ngô,… tăng cao vì thiếu hụt nguồn cung từ Nga
Giá vật tư tăng quá cao, “tư lệnh” ngành nông nghiệp nói gì?
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) nêu câu hỏi: “Hiện nay, giá phân bón, giá nhiều loại vật tư nông nghiệp đang tăng cao, xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp để bà con thích ứng với tình hình, sản xuất hiệu quả?”

Đại biểu Lê Thị Song An (đoàn Long An) phản ánh, tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân gặp rất nhiều khó khăn, giá vật tư đầu vào tăng cao, có những loại phân bón giá tăng đến 200%. Trong khi đó, giá bán nông sản thấp, có thời điểm không tiêu thụ được.

Điều này dẫn đến thực trạng có rất nhiều diện tích đất trồng thanh long, người dân phải phá bỏ để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, thậm chí có rất nhiều diện tích đất nông nghiệp bỏ không, người dân không sản xuất vì tâm lý lo ngại bị thua lỗ.

“Đề nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết có những giải pháp gì để kiểm soát được giá cả vật tư nông nghiệp và định hướng cho các địa phương trong quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất theo hướng công nghệ cao với giá cả đầu ra ổn định, giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất?”, đại biểu đoàn Long An nói.

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề chất lượng phân bón. “Thời gian qua, người nông dân phải khổ sở gánh chịu nạn phân bón giả, kém chất lượng, gây thiệt hại lớn. Đề nghị Bộ trưởng nêu rõ những giải pháp để ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, tràn lan trên thị trường hiện nay?”, đại biểu Dương Văn Phước đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đặc biệt phân tích kỹ khía cạnh Việt Nam là 1 quốc gia làm nông nghiệp nhưng lại đang phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.

Theo ông Lê Minh Hoan, đây là vấn đề Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT đưa vào chiến lược để làm sao nâng cao tính tự chủ của ngành nông nghiệp, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, từ đó giảm rủi ro từ các yếu tố thị trường.

Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc họp để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp với các hiệp hội, ngành hàng để giải quyết vấn đề này, cố gắng thuyết phục các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu giảm giá vật tư đầu vào.

“Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, không thể áp đặt, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính được. Mặc dù vậy, các hiệp hội cũng đã có một số cam kết nhất định nhằm hỗ trợ bà con nông dân”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Giá vật tư tăng quá cao, “tư lệnh” ngành nông nghiệp nói gì?
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 7/6. Ảnh: quochoi.vn

Đề cập tới vấn đề mới đây bà con nông dân phản ánh có tình trạng dìm giá, tích trữ để tạo ra cú sốc đối với các mặt hàng đầu vào, bên cạnh sự khan hiếm chung của thị trường thế giới, ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Bộ NN&PTNT đã phối hợp Bộ Công Thương đưa ra khởi tố, điều tra nhiều vụ hàng gian, hàng giả”.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng đưa ra ví dụ tỉnh Tây Ninh đã có sáng kiến đưa tất cả hàng giả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trưng bày để nông dân dễ dàng nhận biết. Đó vừa là giải pháp hành chính, vừa tăng cường truyền thông đến bà con nông dân nâng cao cảnh giác.

Ông Lê Minh Hoan cho rằng có 2 giải pháp căn cơ có thể giải quyết được tận gốc vấn đề. Một là Việt Nam tự áp dụng giải pháp tuần hoàn các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để thay thế phần nào việc mua thức ăn, chế phẩm sinh học nhằm giảm chi phí đầu vào sản xuất.

Nông dân Tây Nguyên, ĐBSCL đang làm rất tốt việc này. Đó không phải là giải pháp tình thế mà là lâu dài nhằm tạo ra giá trị bền vững cho trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời, đó cũng là giải pháp quan trọng để hữu cơ hóa, sinh học hóa nền nông nghiệp, nhằm tạo ra thương hiệu cho sản phẩm nông sản.

“Thứ hai, nếu 10 triệu hộ nông dân vào kinh tế tập thể thì bà con sẽ giảm được rất nhiều chi phí nguyên liệu đầu vào. Sản xuất tập thể sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm rủi ro khi ra thị trường, qua đó nâng cao chất lượng nông sản”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜