【bảng xếp hạng 2 nhật】Thanh tra Chính phủ tái khẳng định sai phạm của Vigecam

  发布时间:2025-01-25 11:26:26   作者:玩站小弟   我要评论
Thanh tra Chính phủ “bật” Bộ NN&PTNTTại công văn số 3018/BC-BNN-TTr ng& bảng xếp hạng 2 nhật。

Thanh tra Chính phủ “bật” Bộ NN&PTNT

Tại công văn số 3018/BC-BNN-TTr ngày 5/9/2012,ínhphủtáikhẳngđịnhsaiphạmcủbảng xếp hạng 2 nhật Bộ NN&PTNT đã đưa ra những luận điểm phủ nhận kết luận thanh tra. Chẳng hạn, nói về dự án xây dựng khu nhà ở Vigecam tại phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Bộ này cho rằng: Vigecam đã thuê thẩm định giá bán căn hộ, đã bán căn hộ qua sàn giao dịch bất động sản của Công ty TNHH MTV dịch vụ địa ốc ACB. Vì thế, Bộ đề nghị TTCP xem xét lại kết luận sai phạm trong việc định giá bán gây thiệt hại cho nhà nước.

Theo TTCP, Hội đồng quản trị Vigecam đã quyết định giá bán, vị trí, đối tượng được mua căn hộ căn cứ vào phương án bán căn hộ do chính Vigecam lập, không hề qua sàn giao dịch bất động sản. Việc Công ty địa ốc ACB xác nhận bất động sản đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng tại sàn giao dịch là nhằm hợp thức cho việc mua bán các căn hộ chưa qua sàn giao dịch của Vigecam. Trong 34 căn hộ bán cho CB-CNV, có 9 căn Vigecam đã chuyển nhượng hoặc ủy quyền cho cá nhân khác ngoài tổng công ty ký hợp đồng bán, giá chênh lệch cao so với giá Vigecam phê duyệt.

Dự án 53 căn hộ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội do Vigecam làm chủ đầu tư.
Dự án 53 căn hộ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội do Vigecam làm chủ đầu tư.

Từ việc định giá vị trí khu đất chưa chính xác, việc chuyển nhượng các căn hộ không thông qua sàn giao dịch bất động sản và thực tế một số cán bộ thuộc Vigecam được duyệt mua căn hộ đã chuyển nhượng để hưởng chênh lệch, TTCP một lần nữa khẳng định: “Kết luận nội dung đơn tố cáo nêu có sai phạm trong việc định giá bán, giao dịch qua sàn gây thiệt hại cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng là đúng”.

Còn việc mua và sử dụng xe ôtô con, Bộ NN&PTNT ra sức chống chế: “Việc mua xe của Vigecam xuất phát từ yêu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Nguồn vốn dùng để mua xe từ quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty nên đề nghị được tiếp tục sử dụng các xe ôtô đã mua”. Bác bỏ quan điểm trên, TTCP cho rằng: Vigecam đã mua ba xe có giá vượt quy định, trong đó có hai xe Camry chủ yếu phục vụ ông Phạm Văn Hưng (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và ông Nguyễn Đức Phong (Tổng giám đốc Vigecam). Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, xe ôtô mua không đúng tiêu chuẩn, vượt định mức phải bị thu hồi để điều chuyển hoặc bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước, không hề có quy định hình thức xử lý như đề xuất của Bộ này.

Trong vụ cho thuê khách sạn 120 Quán Thánh (Hà Nội), Bộ NN& PTNT cho rằng, kết luận thanh tra nêu đúng về hiện tượng nhưng không có sai phạm như trong kết luận đã nêu. Nhưng khi đối chiếu với hồ sơ đấu giá tại Vigecam, rõ ràng Công ty TNHH TM DL M.H đưa ra mức giá thấp hơn công ty khác nhưng lại được trúng đấu giá. Hơn nữa, sau khi kinh doanh, Vigecam còn liên tục ký hợp đồng giảm giá thuê cho Công ty M.H. Tính đến ngày 9/2/2010, công ty này còn nợ Vigecam tiền thuê khách sạn gần 5 tỷ đồng. Vì sao Công ty M.H lại được ưu ái của Vigecam đến mức này? Đó chính là lý do TTCP khẳng định nội dung đơn tố cáo nêu nghi ngờ có khuất tất xung quanh việc cho thuê trên là có cơ sở.

Những lập luận trên đã bị TTCP bác bỏ bằng những dẫn chứng rất cụ thể và hợp lý. TTCP khẳng định những vấn đề có trong kết luận thanh tra là hoàn toàn đúng, là có thật.

Ảnh chụp công văn mới của Thanh tra Chính phủ tái khẳng định sai phạm của Vigecam
Ảnh chụp công văn mới của Thanh tra Chính phủ tái khẳng định sai phạm của Vigecam

Công văn khó hiểu của Bộ GD&ĐT

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 29/8/2012, Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo xung quanh vấn đề bằng cấp của Tổng giám đốc Vigecam Nguyễn Đức Phong. Tuy nhiên, những nội dung nêu trong văn bản này khiến dư luận đặt dấu hỏi về tính khách quan và chân xác của vụ việc.

Công văn nêu rõ: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT xin báo cáo về điều kiện dự thi Đại học tại chức Trường ĐH Ngoại thương khóa học 1991-1996 của ông Nguyễn Đức Phong như sau: 1.Ông Phong không có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, chỉ có giấy xác nhận học xong chương trình bổ túc văn hóa hết chương trình cấp 3 tại Trường Quân chính Quân đoàn 3; 2.Ông Phong có thời gian tại ngũ ba năm, đóng quân tại miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; 3.Trường ĐH Ngoại thương xác minh tính hợp lệ của hồ sơ dự thi vào hệ tại chức của ông Phong, trong đó khẳng định hồ sơ dự thi vào trường được thực hiện theo thông tư số 256/TT-ĐTTC của Bộ GD&ĐT (theo quy định tại mục 2.1, Thông tư này hướng dẫn tuyển sinh vào hệ đào tạo tại chức Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: Thí sinh là người Kinh đã công tác tại vùng núi, rẻo cao và hải đảo từ ba năm trở lên thì được hưởng tiêu chuẩn như người dân tộc thiểu số, chỉ cần có giấy chứng nhận học hết chương trình bổ túc văn hóa Trung học).

Trên cơ sở kết quả xác minh và báo cáo thẩm tra của các cơ quan liên quan, Bộ GD&ĐT khẳng định, việc giải quyết của Trường ĐH Ngoại thương cho học, cấp bằng tốt nghiệp Đại học cho ông Nguyễn Đức Phong là đúng với quy định theo thông tư 256.

Thế nhưng, cần nhớ rằng, trước đây, trong quá trình xác minh về vụ bằng cấp, ông Phong từng viết giấy cam kết: “Trước khi dự thi, nhà trường đã kiểm tra hồ sơ và xét các điều kiện tham gia dự thi tuyển sinh, hồ sơ đã đủ điều kiện dự thi gồm giấy chứng nhận bản gốc cấp ba, hệ bổ túc văn hóa 10/10 tại Trường Kỹ thuật, Quân chính, quân đoàn 3”. Trong sơ yếu lý lịch, ông Phong tự khai ngày 12/7/2007 ghi: Từ tháng 7/1984 đến tháng 11/1998, bộ đội thuộc các đơn vị sư đoàn 31 - quân đoàn 3, Trường Kỹ thuật Quân sự Quân đoàn 3, tiểu đoàn 25, sư đoàn 30 - quân đoàn 3, cấp bậc thượng sĩ...”.

Điều này có thể khẳng định, ngay từ lúc tham gia dự thi, trong hồ sơ của ông Phong không hề có giấy xác nhận thời gian tham gia quân ngũ tại vùng núi, rẻo cao của cơ quan quân đội có thẩm quyền trong thời hạn ba năm (nếu có, chỉ là lời tự khai của ông Phong).

Đối chiếu với biên bản làm việc ngày 20/7/2010 giữa đoàn thanh tra với ông Nguyễn Ngọc Bảo, nguyên chủ nhiệm Khoa tại chức Đại học Ngoại thương, lại thấy có sự trùng khớp “...khi nhận hồ sơ đầu vào của toàn bộ học viên khóa 11, trong đó có học viên Nguyễn Đức Phong, lúc đó tôi nhớ có giấy chứng nhận (có dấu đỏ xác nhận) đã học hết chương trình bổ túc văn hóa cấp 3 của trường gì đó trong quân đội, nhưng do thời gian quá lâu, hồ sơ tuyển sinh đã hủy nên không có tài liệu cung cấp cho đoàn thanh tra... Vào thời điểm đó, ông Phong khai vào phiếu đăng ký dự tuyển là chiến sĩ thuộc Quân đoàn 3 đóng quân tại Vị Xuyên và Tây Nguyên thời gian ba năm nên đối chiếu với Thông tư 256/TT-ĐTTC ngày 17/4/1990 của Bộ GD-ĐT thì ông Phong đủ tiêu chuẩn dự thi vào đại học hệ tại chức...”.

Như vậy có nghĩa là trong thời gian đó, đại diện trường chỉ dựa vào lời khai của ông Phong để hoàn tất thủ tục dự thi chứ không có bất cứ giấy chứng nhận nào có liên quan khẳng định việc ông Phong đã từng công tác tại vùng núi, rẻo cao trong thời gian ba năm.

Đến thời điểm này, Bộ GD-&T cho ra văn bản số 700/BGDĐT-GDĐH, ngày 29/8/2012 xác nhận thời gian công tác của ông Phong để khẳng định vụ việc hợp lệ. Như vậy, sau một hành trình dài tranh cãi những vấn đề có liên quan đến giấy chứng nhận bổ túc của ông Phong, đến việc ông Phong có đủ điều kiện để thi vào Trường Đại học Ngoại thương hệ tại chức hay không, thì nay chỉ cần một tờ giấy xác nhận của Bộ tư lệnh quân đoàn 3, mọi việc lại trở nên rõ ràng đến mức không ngờ. Trong khi tất cả hồ sơ có liên quan đến chuyện học vấn của ông Phong đều không còn được lưu giữ (có thể là bị hủy, bị mất, bị thất lạc, nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp “không có hồ sơ”) tại Trường ĐH Ngoại thương, nhưng trường vẫn gửi công văn khẳng định hồ sơ dự thi của ông Phong là hợp lệ. Nhiều người cho rằng, Bộ GD&ĐT đã lấy cái sai để bao biện cho cái đúng!.
Điều lạ nữa là, trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT còn báo cáo thêm: “Hiện nay, hồ sơ lưu trữ liên quan đến việc học tập chương trình bổ túc văn hóa hết chương trình cấp ba và dự thi tuyển sinh của ông Nguyễn Đức Phong bị thất lạc, các xác minh và báo cáo của các đơn vị liên quan được xác nhận ở thời điểm hiện nay”!.

Bộ NN&PTNT không có quyền xem xét lại kết luận của TTCP

 

“Các vi phạm nêu trong Kết luận thanh tra là những thiếu sót, sai phạm của lãnh đạo Vigecam và trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT như Vigecam là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đã bán hàng, điều chuyển vốn, chia lương thưởng… trái nguyên tắc; Bộ NN&PTNT có quyết định điều chuyển dự án 76 căn hộ cho Vigecam làm chủ đầu tư nhưng thiếu kiểm tra, giám sát để Vigecam vi phạm Luật Kinh doanh bất động sản, gây thiệt hại cho Nhà nước và văn bản số 2459/BNN-TCCB ngày 22/4/2008 kết luận thiếu khách quan về bằng tốt nghiệp PTTH của ông Nguyễn Đức Phong, TGĐ Vigecam là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện. Theo quy định của Luật Thanh tra, Bộ NN&PTNT không có thẩm quyền xem xét lại Kết luận thanh tra của TTCP; từ khi có kết luận thanh tra đến nay, TTCP không nhận được khiếu nại, kiến nghị của Vigecam, Bộ NN&PTNT về kết luận thanh tra; nay Bộ NN&PTNT có văn bản báo cáo kết quả rà soát xử lý sau thanh tra tại Vigecam nhưng không đưa ra được các quy định làm thay đổi các điều khoản Kết luận thanh tra đã viện dẫn”. (Công văn số 2325/TTCP-V.I ngày13/9/2012của Thanh tra Chính phủ).

Nhóm PV

 

相关文章

最新评论