Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm Giải ngân đầu tư công 9 dự án giao thông trọng điểm còn đối mặt nhiều khó khăn Trình Quốc hội cho phép sử dụng 63.725 tỷ đồng cho 50 nhiệm vụ,Đảmbảohiệuquảtiếtkiệmtrongsửdụngnguồnvốnbổsungchođầutưcôal arabi dự án đầu tư công |
Trong sáng nay, Chính phủ đã trình Quốc hội về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Cũng trong buổi sáng, tại phiên thảo luận tổ, các ý kiến đại biểu Quốc hội đã bày tỏ nhất trí cao với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này. Nhưng các đại biểu cho rằng cần nêu rõ về danh mục các dự án, nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện phân bổ, các biện pháp để quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo cân đối vốn để hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Quochoi.vn |
Phát biểu khi thảo luận tại hội trường, đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) bày tỏ đồng tình cao với tờ trình của Chính phủ, nhất là việc bổ sung thêm vốn cho EVN để thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bởi theo đại biểu, thực trạng nguồn cấp điện cho Côn Đảo chỉ đáp ứng đủ nhu cầu điện sinh hoạt, trong khi dân số cơ học của hòn đảo này đang tăng nhanh, còn điện cho sản xuất công nghiệp, du lịch gần như không đáp ứng.
Vì vậy, việc cấp lưới điện quốc gia cho Côn Đảo sẽ đáp ứng mục tiêu cấp điện ổn định, an toàn và lâu dài, giảm thiểu tác động môi trường sinh thái, đặc biệt là bảo tồn rừng quốc gia, các di tích lịch sử và đảm bảo quốc phòng an ninh. Đại biểu Tô Ái Vang nhấn mạnh, đây là dự án đặc thù vừa sử dụng vốn NSTW vừa sử dụng vốn của EVN.
Đóng góp ý kiến tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) cho biết, trong hơn 63.000 tỷ đồng đã phân bổ hơn 33.000 tỷ đồng đối với các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, có danh mục kèm theo dự thảo Nghị quyết. Đối với số vốn còn lại, do Chính phủ chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên theo quy định của Luật Đầu tư công thì phải tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư nhưng phải xác định được nguồn vốn.
Do đó, đại biểu cho rằng Nghị quyết nên quy định theo hướng cho phép Chính phủ sử dụng nguồn vốn hơn 30.000 tỷ đồng để chuẩn bị hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Khi hoàn thiện thủ tục đầu tư phải báo cáo Quốc hội quyết định. Trong trường hợp cấp bách thì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Ngoài ra, các đại biểu cho rằng, việc bổ sung, phân bổ vốn cho các dự án, công trình theo đề xuất của Chính phủ và dự án cấp điện cho Côn Đảo cần được nêu rõ về việc sử dụng nguồn và chủ đầu tư cũng như khi thực hiện sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân…
Giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, về việc sử dụng nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn, theo Nghị quyết 93/2023/QH15 của Quốc hội về phân bổ chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội, phân bổ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, do việc chuẩn bị các dự án trong chương trình đầu tư công trung hạn chưa kịp thời, nên đã quyết định để lại kinh phí, cho phép tiếp tục rà soát đề xuất các dự án.
Nói thêm về dự án cấp điện cho Côn Đảo, theo ông Lê Quang Mạnh, đây là dự án trước đây đã được giao nhiệm vụ để chuẩn bị đầu tư, nhưng không chuẩn bị được kịp thời thủ tục, nên đã phải thu lại nguồn vốn này, đưa vào dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đến nay, quá trình chuẩn bị đã được thực hiện kỹ lưỡng, cơ bản đã có căn cứ xem xét bố trí đầu tư, nên Chính phủ đề xuất Quốc hội sử dụng nguồn dự phòng để bố trí vốn cho dự án này.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải giao các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia để giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua.