【bxh fifa 2024】Thương mại điện tử còn nhiều dư địa để tăng trưởng
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 02:02:05 评论数:
Thương mại điện tử xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng
Theươngmạiđiệntửcònnhiềudưđịađểtăngtrưởbxh fifa 2024o Bộ Công thương, năm 2022 hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng. Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Đánh giá về hoạt động chuyển đổi số và thương mại điện tử trong thời gian qua, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đã đặc biệt quan tâm phát triển thương mại điện tử, nhiều chương trình và giải pháp đồng bộ đã được triển khai, tích cực, tạo điều kiện hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm Việt, nông sản địa phương trên môi trường trực tuyến; khai thác tốt các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vững vàng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Ước tính có khoảng 57 đến 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260 - 285 USD.
Nguồn: Bộ Công thương. Đồ họa: Thế Dương |
Để tạo ra sự phát triển đột phá này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển trong thời gian qua có sự chung tay của cơ quan nhà nước, các địa phương và doanh nghiệp.
Tiêu biểu, trong năm 2022, Bộ Công thương đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử. Chương trình đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hoá qua thương mại điện tử và tạo thói quen mua sắm qua thương mại điện tử đối với người tiêu dùng.
Đặc biệt, hàng Việt đã được quảng bá, xuất khẩu thông qua các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu. Thông qua những chương trình này, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam (nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng) sẽ có thể xuất khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới theo các kênh thương mại điện tử B2B, B2B2C.
Nhiều thuận lợi để phát triển thương mại điện tử
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong những năm gần đây, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và dự báo có sự phát triển vững chắc. Người dân từ chỗ chưa quen với mô hình mua sắm trực tuyến, thì nay đã trở nên quen thuộc và coi đó như một xu hướng tất yếu.
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện Việt Nam có gần 75% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến, thị trường thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh trong năm 2023 này khi kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19 và hoạt động kinh tế của Trung Quốc mở cửa sau thời gian dài thực hiện chính sách Zero Covid-19.
Ông Nguyễn Thanh Hưng - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng nhanh trong năm 2023, với đà tăng trưởng 2 con số như hiện nay, đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD, thậm chí, Google còn dự báo, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD.
Ông Nguyễn Thanh Hưng cho biết, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam có dư địa phát triển khi Chính phủ và các bộ, ngành cũng rất quan tâm đến hoàn thiện thể chế chính sách, đào tạo nhân lực phát triển thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt…
Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt trên Amazon tăng hơn 45% Theo Amazon Global Selling, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang nắm bắt sức mạnh của kinh doanh trực tuyến và cơ hội xuất khẩu để tăng doanh thu và thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng hơn 80%, trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong năm 2022, các đối tác bán hàng Việt Nam đã bán gần 10 triệu sản phẩm trên các gian hàng trực tuyến của Amazon trên toàn cầu, giá trị xuất khẩu của các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng hơn 45%. |
Liên quan đến chính sách cho doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử, ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương cho rằng, các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục được quan tâm hoàn thiện.
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường thương mại điện tử phát triển, ngày 30/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Nghị định đã đưa ra các điểm sửa đổi chính tập trung vào các nội dung về khai thuế thu nhập cá nhân của tổ chức, cá nhân không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; trách nhiệm của tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử trong việc cung cấp thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có mua bán hàng hóa dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan quản lý thuế...