Empire777Empire777

【dự đoán dự đoán】Tuyệt đối không được chủ quan

VHO - Quần thể di tích Cố đô Huế với hệ thống nhiều công trình kiến trúc bằng gỗ,ệtđốikhôngđượcchủdự đoán dự đoán mái ngói nên công tác phòng tránh thiên tai, bão lũ rất được chú trọng. Đặc biệt, nhiều công trình xuống cấp chưa được trùng tu; những công trình đang tu bổ có nguy cơ bị ảnh hưởng khi mưa bão được triển khai giằng chống, bảo vệ, tuyệt đối không thể chủ quan…

Tuyệt đối không được chủ quan - ảnh 1
Khu di sản Đại Nội Huế trong đợt lũ tháng 11.2023

Những ngày này, lực lượng của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đang tiến hành công tác giằng chống bảo vệ các di tích trước mùa mưa bão. Song song với đó, công tác cắt tỉa cây xanh ở các di tích cũng được triển khai từ sớm để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như du khách tham quan…

Nhiều công trình di tích đối diện nguy cơ

Quần thể di tích Cố đô Huế với hàng trăm công trình phân bố ở nhiều khu vực trên địa bàn TP Huế và vùng ven. Trước mùa mưa bão, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng và nhanh chóng có các phương án để đảm bảo an toàn cho các di tích.

Ông Lê Công Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thông tin, công tác đảm bảo an toàn cho di tích được triển khai tập trung ba nội dung chính: Giằng chống, gia cố đảm bảo an toàn cho các công trình kiến trúc, di tích có nguy cơ, những di tích đang xuống cấp, các di tích ở những vị trí nguy hiểm, dễ bị ảnh hưởng bởi gió bão, thiên tai, các di tích đang trùng tu; cắt tỉa hệ thống cây xanh ở các điểm di tích, các khu vực tham quan; bảo vệ an toàn tài sản của di tích, gồm cả hệ thống tư liệu, trang thiết bị và hiện vật, cổ vật…

Thời gian qua, mặc dù nhiều công trình di tích đã được tu bổ, bảo tồn, thoát khỏi nguy cơ khẩn cấp nhưng nhiều công trình vẫn đang đối diện nguy cơ hư hại, sụp đổ trước thiên tai khắc nghiệt. Thế nên, công tác kiểm tra và đảm bảo an toàn cho các di tích trước mùa mưa bão luôn được chú trọng, không thể lơ là, chủ quan.

Theo khảo sát, hiện nay một số công trình di tích xuống cấp đang có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi mưa bão như: Tả Tùng Tự ở lăng Tự Đức; điện Diên Thọ ở cung Diên Thọ (Đại Nội Huế)… Đặc biệt, bên ngoài khu vực Hoàng cung Huế có những di tích ở dọc sông Hương như Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình, điện Hòn Chén, lăng Thiệu Trị, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long; hay các điểm di tích như điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), Quốc Tử Giám, Lầu Tàng Thơ… cũng đối diện nguy cơ bị ảnh hưởng thiên tai.

Cùng với đó, hiện nay tại khu di sản Hoàng cung Huế, công trình di tích điện Thái Hòa đang ở giai đoạn hoàn thiện; hay các công trình điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường tại lăng Tự Đức đang hạ giải trùng tu. Trung tâm yêu cầu Ban Quản lý dự án và đơn vị thi công đảm bảo an toàn khu vực triển khai dự án khi mưa lớn, gió bão và thường xuyên có lực lượng kiểm tra, ứng trực.

Tháng 9.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố khẩn cấp về tình trạng sạt lở ở khu vực di tích điện Huệ Nam (điện Hòn Chén). Di tích này buộc phải đóng cửa một thời gian để triển khai các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình.

Theo đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, tình trạng sạt lở bờ kè, bậc cấp khu vực di tích điện Hòn Chén đã cơ bản được khắc phục, riêng nguy cơ đá lăn, đá trượt ở núi Ngọc Trản phía sau điện Minh Kính, đơn vị thi công đã áp dụng giải pháp khẩn cấp. Còn giải pháp triệt để gần như khó thực hiện được vì nhiều năm qua các đoàn chuyên gia trong nước và quốc tế đã nghiên cứu, khảo sát nhưng chưa có phương án khả thi.

Theo thống kê của đơn vị quản lý di tích, hiện còn các hộ dân ở vùng khu vực I di tích vẫn chưa di dời (theo đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế”) nên mùa mưa bão này cũng dễ bị ảnh hưởng. Có thể kể đến khu vực số 2 Đoàn Thị Điểm; số 1 Lê Trực; 15 Đinh Tiên Hoàng; 50 Nguyễn Chi Diểu; 76 Hàn Thuyên… Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã thông báo để phối hợp với chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ, di dời dân cư khi mưa bão, ngập lụt.

Tuyệt đối không được chủ quan - ảnh 2
Triển khai cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão tại di tích lăng Đồng Khánh

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Với phương châm “4 tại chỗ”, trước mỗi mùa mưa bão, lũ lụt, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức quán triệt, tập huấn, phối hợp với cơ quan chức năng, các địa phương có di tích để có kế hoạch cụ thể cho các tình huống.

“100% lực lượng Phòng Quản lý bảo vệ, Cảnh quan môi trường thường xuyên ứng trực trong thời gian bão lụt. Các phòng, ban, đơn vị phân công nhân lực ứng trực. Trung tâm có hơn 700 người thì lực lượng trực sẵn sàng khi mưa bão phải đến 50% quân số. Do đặc thù có những di tích nằm xa trung tâm TP Huế, ở cả hai bờ Nam và Bắc sông Hương, nên đơn vị cũng sẵn sàng phương án ứng trực nếu tình huống giao thông chia cắt”, ông Lê Công Sơn cho hay.

Dự báo diễn biến thời tiết năm nay sẽ có nhiều diễn biến khó lường, khả năng có nhiều cơn bão lớn sẽ ảnh hưởng đến nước ta. Huế ở khu vực miền Trung, vùng đất từng hứng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt. Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, đơn vị chủ động các giải pháp đồng bộ tập trung cho công tác phòng, chống. Trong đó, giằng néo các di tích, bảo vệ hệ mái, cắt tỉa cây xanh, kiểm tra khơi thông hệ thống thoát nước… và sẵn sàng các phương án cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xấu.

Trước mỗi mùa mưa bão, người dân Huế và du khách khi đi dọc sông Hương đã khá quen với hình ảnh các điểm di tích như Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Quan Tượng Đài… được giằng néo để bảo vệ an toàn cho công trình. Bên trong khu di sản Huế và các lăng, công tác chống đỡ, gia cố, giằng néo cũng được triển khai.

Ngoài ra, hệ thống cây xanh cảnh quan ở các di tích Huế rất lớn nên việc cắt tỉa được triển khai từ tháng 7 và hiện đang đẩy nhanh ở các khu vực trọng điểm. Ông Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh quan môi trường (Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) cho biết, đến nay lực lượng của đơn vị đã thực hiện xong việc cắt tỉa cây xanh ở những điểm di tích các lăng Tự Đức, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Đồng Khánh, điện Hòn Chén… Từ đầu tháng 9, đơn vị tập trung thực hiện ở khu di sản Đại Nội Huế và khu vực Lục Bộ.

“Việc cắt tỉa cây xanh ở các di tích không giống như ở ngoài đường phố. Vì nhiều cây xanh cảnh quan nằm cạnh các công trình di tích nên khi cắt tỉa phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Ngoài ra, đơn vị cũng cắt tỉa cây xanh ở các lối đi, gia cố chống đỡ các cây xanh cổ thụ tại các điểm di tích nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, nên khối lượng công việc rất lớn, phải triển khai từ sớm”, ông Hiếu nói.

Không chỉ đảm bảo an toàn cho các công trình kiến trúc, cảnh quan di tích mà phải đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên tại các di tích, hệ thống tư liệu, hiện vật, cổ vật mà đơn vị đang lưu giữ và phát huy giá trị. Hiện nay, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang lưu giữ hơn 8.500 hiện vật cùng với hơn 2.500 hiện vật, cổ vật được trưng bày tại các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.

Trung tâm cũng có phương án bảo vệ các hiện vật trước diễn biến bất lợi của thiên tai, cũng như đề phòng những đối tượng xấu lợi dụng mưa bão để trộm cắp, nhất là ở các di tích xa khu vực trung tâm TP Huế. Theo ông Lê Công Sơn, các điểm di tích đều có khu vực bố trí chỗ ở an toàn cho nhân viên trực. Riêng tại khu vực điện Hòn Chén, đơn vị đã xây dựng phòng ở cách xa các điểm nguy cơ sạt lở để lực lượng bảo vệ lưu trú khi mưa bão lớn.

Tại khu vực lăng Cơ Thánh, vẫn còn nguy cơ sạt trượt đất nên trung tâm cũng yêu cầu nhân viên làm nhiệm vụ ở vườn ươm di dời khi mưa lớn; về lâu dài sẽ bố trí xây dựng lại phòng sinh hoạt ở địa điểm an toàn. 

 Hội An lên phương án bảo vệ 36 di tích xuống cấp trước mùa mưa bão

Tuyệt đối không được chủ quan - ảnh 3
Một di tích xuống cấp nghiêm trọng tại đô thị cổ Hội An

Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Trung tâm) vừa tiến hành khảo sát 36 di tích xuống cấp trong khu phố cổ và đề xuất phương án, giải pháp chằng chống, bảo vệ các di tích có nguy cơ sụp đổ trước mùa mưa bão. Qua khảo sát có 36 di tích xuống cấp, trong khu phố cổ có 10 di tích xuống cấp nghiêm trọng; 17 di tích xuống cấp nặng; 9 di tích xuống cấp nhẹ. Trên cơ sở đó, đề xuất hạ giải 11 di tích không còn khả năng chống đỡ, các di tích này đã được chống đỡ các năm trước, qua khảo sát thực tế hiện nay xuống cấp rất nghiêm trọng, không còn giải pháp khả thi để tiếp tục chống đỡ. Tình trạng các di tích qua khảo sát bị xuống cấp như tường nứt, hệ khung gỗ bị mục, hệ gỗ mái đòn tay, rui, lách bị mối mọt, kết cấu gỗ, hệ mái ngói hư hỏng nặng…

Tuy nhiên, theo Trung tâm, giải pháp hạ giải các di tích nói trên là khó khả thi sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của khu phố cổ khi di tích được hạ giải mà chưa có kế hoạch tu bổ. Vì vậy, Trung tâm đề nghị UBND thành phố xem xét phương án cụ thể đối với các di tích xuống cấp nặng nề nói trên để đảm bảo an toàn cho tính mạng của người dân sống trong di tích có nguy cơ sụp đổ về lâu dài, đồng thời đảm bảo được sự an toàn của di tích. Giám đốc Trung tâm Phạm Phú Ngọc cũng cho biết, một số di tích xuống cấp nghiêm trọng, không còn giải pháp chống đỡ đều là các di tích thuộc sở hữu tập thể, không có người đại diện về pháp lý cũng như trách nhiệm để đứng ra lo việc tu bổ, sửa chữa.

Để kịp thời cứu nguy di tích cũng như đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân, Trung tâm đã tham mưu UBND TP Hội An trình UBND tỉnh Quảng Nam xin chủ trương hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có ý kiến trả lời của UBND tỉnh. “Do đó, Trung tâm đề nghị UBND thành phố Hội An xem xét cơ chế hỗ trợ đặc biệt, hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện việc tu bổ, cứu nguy cho các di tích nêu trên trong thời gian sớm nhất”, ông Ngọc nói. Bên cạnh đó, đề xuất các chủ di tích tự chống đỡ bổ sung 25 di tích; đề xuất di dời cục bộ trong phạm vi di tích hoặc di dời nơi khác.

KHÁNH CHI

赞(8)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【dự đoán dự đoán】Tuyệt đối không được chủ quan