游客发表

【tỉ số atalanta】Quan hệ Ấn Độ

发帖时间:2025-01-11 06:10:41

Vẫn căng thẳng trên thực địa bất chấp các cuộc gặp

Căng thẳng tại biên giới Ấn Độ và Trung Quốc lại có những diễn biến mới từ đêm thứ Bảy tuần trước. Trong đêm 29/8 và rạng sáng 30/8,ệẤnĐộtỉ số atalanta nhiều binh lính Trung Quốc đã xâm nhập vào khu vực do Ấn Độ kiểm soát tại bờ Nam hồ Pangong, dọc theo đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước. Liên tiếp trong các ngày sau đó, Ấn Độ còn ngăn chặn ít nhất 2 cuộc xâm nhập của binh lính Trung Quốc.

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới. Ảnh: AFP.

Những động thái quân sự này diễn ra khi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang tổ chức các cuộc tiếp xúc ở cấp Lữ đoàn trưởng ngay tại biên giới để bàn việc rút quân và dừng leo thang các hoạt động quân sự. Trong khi đó, quân đội 2 bên cũng đã tổ chức được 5 vòng đối thoại ở cấp trung tướng để tìm giải pháp cho đối đầu suốt hơn 3 tháng qua nhưng tới giờ vẫn chưa đạt được bất cứ tiến triển nào. Sau vụ đụng độ chết người tại thung lũng Galwan đêm 15/6, khiến 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng, quân đội hai bên dường như đã cảnh giác và chuẩn bị các phương án trong trường hợp đối đầu một lần nữa xảy ra. Tại thời điểm này, không thể nói trước điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ tiếp tục kéo dài. Sự mệt mỏi của binh lính 2 bên dễ dẫn tới các hành động bột phát tại thực địa.

Tính toán chiến lược ở 2 bên

Thứ nhất, biên giới Ấn Độ và Trung Quốc đã trải qua nhiều thập kỷ ở trong tình trạng không được phân chia rõ ràng. Chính việc này đã tạo ra các cuộc xung đột trong quá khứ. Và đây lại là điểm nóng mỗi khi quan hệ tổng thể giữa hai nước gặp vấn đề, hoặc có những tính toán mang tính địa chiến lược.

Thứ hai, đợt căng thẳng kéo dài hơn 3 tháng qua trùng với thời điểm Ấn Độ đang đẩy nhanh việc củng cố hạ tầng dọc đường biên giới với Trung Quốc. Đây được coi là công cụ để nước này quản lý tốt hơn phên dậu quốc gia cũng như ứng phó nhanh hơn trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Và xung đột lần này được nhiều người cho là cách để Trung Quốc ngăn chặn kế hoạch của Ấn Độ, để khiến đường biên giới chung không bao giờ có thể ổn định và hòa bình.

Thứ ba, trong bối cảnh quan hệ Trung Mỹ đang xuống mức thấp kỷ lục vì cạnh tranh chiến lược, xu hướng ‘Thoát Trung - bài Trung’ đang ngày càng lớn tại Ấn Độ; đồng thời quốc gia Nam Á này đang xích lại gần với các đối tác trong nhóm Bộ Tứ kim cương như Mỹ, Nhật Bản, Australia để ngăn chặn các toan tính của Trung Quốc; rõ ràng vấn đề biên giới càng có lý do để xuất hiện.

Đây được coi là cách để Trung Quốc kiềm chế các dự định chiến lược của Ấn Độ, khuấy động sự bất ổn tại khu vực Nam Á, vốn được coi là khu vực chịu ảnh hưởng của Ấn Độ.

Tác động của cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh SCO

Cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hoàng tại Moscow, Nga bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được coi là cơ hội lớn để hai bên dàn xếp các tranh chấp tại biên giới.

Tuy nhiên, kết quả mang lại rất hạn chế, nếu không muốn nói cuộc họp tối thứ Sáu vừa qua chỉ là nơi để quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước trao đổi quan điểm.

Về phía Ấn Độ, bộ trưởng quốc phòng nước này tiếp tục nhắc lại quan điểm rằng hành động của quân đội Trung Quốc gồm tập trung một số lượng lớn binh lính và vũ khí tại biên giới, cách hành xử hung hăng và nỗ lực để thay đổi nguyên trạng đã vi phạm các thỏa thuận song phương.

Chính vì thế, Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc phối hợp để cùng rút quân trên cơ sở các thỏa thuận song phương và quy trình được đặt ra. Còn về phía Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa cho rằng trách nhiệm gây nên tình trạng căng thẳng biên giới hiện nay giữa hai nước là ở phía Ấn Độ.

Phía Trung Quốc cũng hối thúc Ấn Độ tuân thủ thỏa thuận giữa hai bên, tăng cường kiểm soát binh lính tiền tuyến, không vượt qua đường LAC để tiến hành khiêu khích, không có các hành động có thể khiến tình hình nóng lên.

Vì sao Trung Quốc lại tỏ ra rất lo ngại về sự can dự của Mỹ như vậy?

Thực tế, Mỹ đã nhiều lần bày tỏ ý định đứng ra làm trung gian để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Mới nhất, hôm 4/9, Tổng thống Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang đối thoại với cả Ấn Độ và Trung Quốc đồng thời nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng tham gia và giúp giải quyết căng thẳng giữa hai nước.

Tổng thống Trump từng đề nghị làm trung gian giữa hai quốc gia sở hữu hạt nhận này tuy nhiên Trung Quốc và Ấn Độ không thực sự mặn mà với đề nghị này. Ấn Độ khẳng định đây là câu chuyện của riêng hai nước và sẽ không dựa vào bất cứ quốc gia nào để hạ nhiệt căng thẳng.

Có thể, Tổng thống Mỹ có thực ý muốn giúp hạ nhiệt căng thẳng. Tuy nhiên, khả năng này là không cao. Bởi vậy, đây có thể hiểu là cách để ông lấy lòng các cử tri Mỹ gốc Ấn trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11.

Còn việc Trung Quốc cảnh báo Mỹ đứng ngoài xung đột biên giới Trung - Ấn liên quan tới các tính toán lớn hơn. Đó là bởi Trung Quốc lo ngại một liên minh đang dần hình thành giữa các quốc gia trong sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để ngăn chặn ảnh hưởng và các hành động hung hăng của Trung Quốc.

Chúng ta đang thấy liên minh này ngày càng rõ ràng hơn sau các cuộc gặp của nhóm ‘Bộ Tư kim cương’ trong suốt giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua. Hay chúng ta cũng chứng kiến sự hình thành nhanh chóng của sáng kiến Hồi phục chuỗi Cung ứng giữa 3 nước Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

Giờ đây một tập hợp lực lượng mới đang hình thành nhằm đối phó với Trung Quốc trên cả mặt trận chính trị, quân sự an ninh và kinh tế. Ý đồ của Trung Quốc trong tuyên bố này không có gì khác ngoài việc cảnh báo, ngăn chặn quá trình đó xảy ra nhanh hơn, dồn dập hơn./.

    热门排行

    友情链接