【xem lai ket qua bong da hom nay】Trên 55% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam

时间:2025-01-25 22:29:17来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Nhật Bản thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm tại thị trường Việt Nam
Nông sản,êndoanhnghiệpNhậtBảnmuốnmởrộngquymôhoạtđộngtạiViệxem lai ket qua bong da hom nay thực phẩm Hàn Quốc, Nhật Bản đổ bộ thị trường Việt Nam
Trên 55% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam
Các doanh nghiệp nhật Bản kỳ vọng có thể tăng doanh thu tại thị trường Việt Nam. Ảnh: N.Hiền

Ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại TPHCM cho biết, ở lần khảo sát thứ 35 này, khảo sát đã nhận được phản hồi từ 4.635 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 702 doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Đáng chú ý, thời gian khảo sát từ ngày 25/8/2021 đến ngày 24/9/2021, trùng với khoảng thời gian Việt Nam thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt do dịch bệnh Covid-19, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả trả lời của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Việt Nam dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh năm 2021 là 54,3%, tăng 4,7 điểm so với năm 2020. Riêng với ngành chế tạo, tỷ lệ các doanh nghiệp dự báo có lãi là 57,5%; ngành phi chế tạo là 51,5%.

Dự báo lợi nhuận kinh doanh năm 2021 của Việt Nam có sự chênh lệch giữa các khu vực do ảnh hưởng của các biện pháp đối phó dịch bệnh virus Corona. Tỷ lệ lãi tại miền Bắc cao, còn miền Nam thấp.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh của năm 2021, tại Việt Nam, có 31,4% doanh nghiệp trả lời “cải thiện” (tăng 13,6% điểm so với năm trước), “suy giảm” là 36.6% (giảm 16.2 điểm). Tỷ lệ này đã cải thiện hơn so với năm trước nhưng tỷ lệ đó không tăng nhiều so với nước khác.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022 (so với năm 2021), tại Việt Nam có 56,2% doanh nghiệp trả lời “cải thiện”, trong khi 9,6% trả lời “suy giảm”, số còn lại (34,2%) đưa ra câu trả lời “ổn định”. Kỳ vọng cao về việc sẽ cải thiện trong năm 2022 bao gồm cả những tác động của năm 2021.

Trong dự báo lợi nhuận kinh doanh của ngành chế tạo tại Việt Nam, lý do “cải thiện” là do mở rộng xuất khẩu, trong khi lý do của “sụt giảm” là do ảnh hưởng của virus Corona, như là tốc độ vận hành giảm, giá thu mua tăng, xuất khẩu sụt giảm.

Về định hướng phát triển kinh doanh trong vòng 1 đến 2 năm tới, tại Việt Nam, có 55,3 doanh nghiệp trả lời sẽ “mở rộng” (tăng 8,5 điểm so với năm trước). Đối chiếu với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này cao chỉ sau Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan và đứng đầu ASEAN.

Ngược lại, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời sẽ “thu nhỏ” hoặc “chuyển/rút sang quốc gia (khu vực) thứ ba” là 2,2% (giảm 3,9 điểm so với năm trước). So với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này thấp, chỉ sau Pakistan.

Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời “mở rộng” trong ngành chế tạo là 51,7% (tăng 4,6 điểm so với năm trước) và trong ngành phi chế tạo là 58,7% (tăng 12,1 điểm). Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong ngành phi chế tạo có mong muốn lớn về việc mở rộng.

Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng vào “tăng doanh thu tại thị trường nước sở tại”, “tiềm năng và tăng trưởng cao” và “tăng doanh thu do mở rộng xuất khẩu”.

Đối với chức năng mở rộng, khía cạnh sản xuất, cả “Sản phẩm có giá trị gia tăng cao” và “Sản phẩm đa năng” đều là đối tượng. Ngoài khía cạnh bán hàng, còn có sự quan tâm đến việc mở rộng chức năng nghiên cứu, phát triển; logistics.

Về môi trường đầu tư của Việt Nam, quy mô thị trường, tiềm năng tăng trưởng; tình hình chính trị - xã hội ổn định; chi phí nhân công rẻ là những điểm lợi thế nổi bật so với các quốc gia ASEAN khác.

Về lợi thế môi trường đầu tư, khả năng thị trường, tiềm năng phát triển; tình hình chính trị, xã hội ổn định; chất lượng nhân viên cao là những điểm nổi bật của Việt Nam so với các quốc gia ASEAN khác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng cho rằng chi phí nhân công tăng vọt là rủi ro của môi trường đầu tư của Việt Nam. Ngoài ra, sau làn sóng dịch bệnh Corona lần thứ 4, sự phức tạp trong thủ tục hành chính tiếp tục tăng cao so với năm trước. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao cũng có khuynh hướng tăng.

Tỷ lệ thu mua tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam năm 2021 tăng nhẹ 0,4 điểm, lên 37,4%, trong khi ở nhiều khu vực, quốc gia khác ghi nhận suy giảm. Tỷ lệ thu mua tại chỗ của Việt Nam tăng dần từ năm 2020, nhưng vẫn ở mức chậm. Những năm gần đây, mặc dù ngang hàng với Malaysia, nhưng so sánh với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia thì vẫn ở mức thấp.

Nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng việc thu mua tại chỗ nhưng có nhiều khó khăn về các vấn đề như chất lượng, năng lực kỹ thuật của bên cung cấp. Nhiều doanh nghiệp trả lời về việc không thể thu mua linh kiện, nguyên vật liệu tại Việt Nam.

Báo cáo của JETRO cũng cho thấy, tỷ lệ xuất khẩu trung bình trên doanh thu của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 50,9% (giảm 2,1 điểm so với năm trước). Ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp loại hình xuất khẩu nhưng những năm gần đây, tỷ lệ xuất khẩu có xu hướng giảm do số doanh nghiệp có loại hình bán hàng nội địa tăng (tỷ lệ xuất khẩu năm 2011 là 57.7%).

Đáng chú ý, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có quan tâm nhiều nhất đến “tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên” trong xu thế nỗ lực giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Có ít các doanh nghiệp đang hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam (5%) và doanh nghiệp có dự định hợp tác (3%) nhưng doanh nghiệp có quan tâm hợp tác là 30%, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á - châu Đại Dương.

相关内容
推荐内容