会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【du doan ưap】Chi phí của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria!

【du doan ưap】Chi phí của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

时间:2025-01-13 13:19:20 来源:Empire777 作者:World Cup 阅读:520次
chi phi cua chinh phu my trong cuoc chien cua tho nhi ky o syriaChiến lược “lấy dầu mỏ” của Tổng thống Trump ở Syria là một sai lầm?ícủachínhphủMỹtrongcuộcchiếncủaThổNhĩKỳởdu doan ưap
chi phi cua chinh phu my trong cuoc chien cua tho nhi ky o syriaGiữ quân ở Syria, Tổng thống Trump muốn “mặc cả” với Nga và Iran?
chi phi cua chinh phu my trong cuoc chien cua tho nhi ky o syriaCục diện Syria: Chiến thắng “không như mơ” của đồng minh Putin - Assad
chi phi cua chinh phu my trong cuoc chien cua tho nhi ky o syriaRút quân khỏi Syria, Mỹ gián tiếp gióng chuông cảnh báo Israel?
chi phi cua chinh phu my trong cuoc chien cua tho nhi ky o syria
Chiến trường Syria. Ảnh: Reuters.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng các nhóm phiến quân từng nhận tiền từ chính phủ Mỹ cho cuộc chiến chống lại các lực lượng người Kurd ở Syria, các lực lượng từng được chính Mỹ huấn luyện và vũ trang.

Trước đây Mỹ vũ trang cho các phiến quân này trong nỗ lực lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Gần đây các chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã ghi hình cảnh họ sử dụng rocket chống tăng do Mỹ sản xuất để banw vào xe Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), có lẽ chiếc xe này cũng do quân đội Mỹ cung cấp.

Các nhân vật diều hâu chống Nga và chống Iran tin rằng Mỹ có thể chấm dứt mọi lộn xộn ở đông bắc Syria bằng cách loại bỏ nhà lãnh đạo Syria al-Assad. Nhưng vấn đề không hề đơn giản như vậy.

Viện trợ phiến quân đối lập chống Assad

Sự kiện tai tiếng hàng đầu liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào đông bắc Syria là vụ sát hại Hevrin Khalaf – lãnh đạo của một chính đảng Kurd-Arab-Assyrian địa phương. Trong một cuộc đột kích trên đường M4, các phiến quân Ahrar al-Sharqiya đã chặn ô tô của Khalaf, lôi bà ra khỏi xe và bắn chết bà theo kiểu hành quyết. Khalaf ngay sau đó trở thành biểu tượng cho cảnh ngộ của người Kurd ở Syria.

Nhóm Ahrar al-Sharqiya do một cựu thành viên của tổ chức khủng bố al-Qaeda thành lập sau khi bị khai trừ khỏi chi nhánh Syria của tổ chức này vào năm 2015. Ahrar al-Sharqiya không nhận sự hỗ trợ nào từ Mỹ. Nhưng nó là một bộ phận của “Quân đội Quốc gia Syria” – một liên minh các nhóm phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ.

“Quân đội Quốc gia Syria” có 41 phái, trong đó 28 phái đầu tiên đã nhận sự hỗ trợ từ CIA (tình báo Mỹ) và Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) vào đầu nội chiến Syria.

Nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011 khi có các cuộc biểu tình phản đối gia đình của Tổng thống Syria al-Assad. Nga và Iran khi đó lập tức ủng hộ ông Assad còn các cơ quan tình báo Mỹ và các nước Trung Đông khác cung cấp 1 tỷ USD dưới dạng vũ khí và viện trợ quân sự cho “Quân đội Syria Tự do” – một tổ chức chống Assad.

Trong hàng ngàn nhóm đối lập Syria, lực lượng Hồi giáo cực đoan cũng tranh thủ ra tuyến trước một phần vì các đồng minh của Mỹ sẵn lòng hỗ trợ cho họ.

Cựu Đại sứ Mỹ ở Syria Robert Ford đề cập việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng để cho các phần tử cực đoan này vào và ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, và ông nhận định rằng có dấu hiệu Thổ Nhĩ Kỳ dung thứ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở một mức độ nhất định.

Nuôi dưỡng tiếp FSA để chống IS

Nhưng một phái cực đoan của phe đối lập Syria đã tách ra, trở thành tổ chức khủng bố khét tiếng tự xưng là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) – tổ chức này đã liều lĩnh thực hiện cả cuộc tấn công khủng bố ở ngay thủ đô nhiều nước xa xôi, và thảm sát những người thuộc các cộng đồng không phải Sunni.

Trước thực tế mới, để đánh bại quái vật IS, quân đội Mỹ lại nhảy vào để nuôi dưỡng phái “Quân đội Syria Tự do” (FSA) một cách riêng biệt với chương trình vũ khí mật của khối tình báo Mỹ.

Tuy nhiên trong FSA lại có quá nhiều phần tử chỉ bận tâm chiến đấu chống lại ông Assad hơn là chống lại IS. Đã vậy bản thân FSA cũng có nhiều kẻ cực đoan khiến Mỹ về sau thấy không thể hợp tác được nữa.

Trong khi đó lực lượng người Kurd cánh tả thế tục lại vượt qua các mong đợi của Mỹ, rất thành công trong việc kiềm chế lực lượng IS bạo tàn. Thế là quân đội Mỹ quay sang người Kurd, dùng họ để dẫn dắt một liên minh mới (SDF), coi đây là nòng cốt chống khủng bố IS.

Một số thành viên đối lập Syria hài lòng với việc hợp tác trong khuôn khổ SDF nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng do họ cho rằng người Kurd Syria có quan hệ với đảng PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bassam Barabandi, một cựu nhà ngoại giao Syria đào tẩu sang Mỹ vào năm 2013, cho rằng lực lượng SDF dễ hợp tác.

Sau thời Obama, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã lựa chọn vũ trang cho SDF.

Nhà nghiên cứu Alexander Bick của Trung tâm Wilson cho biết: “Trong suốt quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khuyến khích Mỹ hợp tác với phe đối lập Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng phe đối lập Syria là một nhóm nhất quán, hiệu quả và có năng lực” trong cuộc chiến chống IS. “Nhưng các quan chức Mỹ qua nhiều lần đã phát hiện ra rằng các nhóm liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ đều không đáng tin cậy, không được tổ chức tốt và không đông”.

Và Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các nhóm như thế khi họ xâm chiếm Afrin – lãnh thổ do SDF kiểm soát ở đông bắc Syria./.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
  • Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế
  • Chuyển Bộ Công an xác minh các gói thầu mua sắm thiết bị chống dịch Covid
  • Phan Tuấn Tài lý giải trận thua đậm của U23 Việt Nam
  • Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
  • Thị trường chứng khoán tháng 6: Nhiều động lực tích cực, chờ ngày “tỏa sáng”
  • HLV Philippe Troussier: U23 Việt Nam đang đi đúng hướng
  • Tina Duong Ninh Thị Vân Anh bị đề nghị truy tố 2 tội danh
推荐内容
  • Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
  • Trao tặng “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
  • Hải quan TP.HCM đối thoại gỡ vướng cho doanh nghiệp Hà Lan
  • Đề xuất thêm quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan
  • First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
  • Thomas Tuchel ăn mừng dẫn dắt Bayern, lộ lương thấp hơn ở Chelsea