发布时间:2025-01-11 04:22:00 来源:Empire777 作者:World Cup
Vẫn tăng trưởng tốt trong bối cảnh bất lợi
Theứctranhxuấtkhẩunhiềuđiểmsákết quả bóng đá của ýo báo cáo của Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm ước tính đạt 382,72 tỷ USD, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% (so với cùng kỳ năm trước), bằng 73,9% kế hoạch năm.
Bộ Công thương đánh giá, mặc dù đây là mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ của năm 2017 (20,6%) và năm 2018 (15,8%), nhưng cũng cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu.
"Trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, biến động và nhiều bất lợi cho các hoạt động thương mại, xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN có dấu hiệu "dậm chân tại chỗ" hoặc đi xuống thì mức tăng trưởng của Việt Nam là đáng ghi nhận và thể hiện xu hướng tích cực của nền xuất khẩu nước ta dù có "sóng to, gió lớn". Trong quý I/2019 và quý II/2019 xuất khẩu tăng chưa cao, song sang quý III tình hình xuất khẩu đã có sự cải thiện rõ nét" - chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đánh giá.
Trong 9 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức tăng trưởng lên đến 28,2% so với cùng kỳ, ước đạt 44,86 tỷ USD.
Cũng theo thống kê của Bộ Công thương, có 31/45 mặt hàng có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước và trong đó, có 28 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 90,96% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đặc biệt, có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 70,34% tổng kim ngạch đều thuộc về nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, điện thoại các loại là mặt hàng có kim ngạch đạt cao nhất với 38,6 tỷ USD, tăng 5,1%. Một số mặt hàng chủ lực có tốc độ tăng trưởng khá cao nữa là máy vi tính tăng 16,9%; dệt may tăng 10,4%; giày dép tăng 13,5% và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 7,5%...
Mặt khác, theo các chuyên gia đánh giá, sự tăng trưởng trong xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng có thế mạnh của nước ta phần nào cho thấy Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA (hiệp định thương mại tự do). Doanh nghiệp không chỉ mở rộng được thị trường xuất khẩu mới là các nước trong khối hiệp định mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống.
Dẫn chứng là trong 9 tháng, xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam đa số đều đạt mức tăng trưởng tốt như: sang Nhật Bản tăng 10%; Hàn Quốc tăng 8,1%; sang ASEAN tăng 4,7%; sang Nga tăng 13,9%; sang New Zealand tăng 12,5% so với cùng kỳ trước.
Đặc biệt, là kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu sang Canađa đạt 2,9 tỷ USD, tăng 30,9%; sang Mexico đạt 2,2 tỷ USD, tăng 27%...
Ngoài ra, đánh giá về cán cân thương mại, ông Long cho biết, trong mấy tháng đầu năm có sự thâm hụt thương mại khiến không ít lo ngại về khả năng đạt được mục tiêu xuất siêu của cả năm 2019. Tuy nhiên, qua 9 tháng cho thấy, cán cân thương mại của nước ta vẫn duy trì đà xuất siêu, với kim ngạch xuất siêu ở mức 5,9 tỷ USD là một tín hiệu tích cực cho cả năm nay.
Chuyển mình mạnh mẽ về chất
Một trong những điểm nổi bật trong bức tranh xuất khẩu 3 quý đầu năm là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 16,4%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5%). Qua đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
“Khối doanh nghiệp trong nước là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng với mức tăng 16,4%, cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước (đạt 8,2%) và tăng gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (đạt 5%)” - Bộ Công thương nhấn mạnh. Có thể thấy, sự tăng trưởng xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước chính là động lực cho sự phát triển bền vững của nền xuất khẩu nước ta.
Bên cạnh đó, nếu như các năm trước đây, sự tăng trưởng của khối doanh nghiệp trong nước chủ yếu đến từ nhóm nông sản, thủy sản, thì trong 9 tháng qua cho thấy, sự tăng trưởng ấy đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp. Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản giảm 5,7% so với cùng kỳ thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực đó là minh chứng thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã bước đầu đạt kết quả và có sức lan tỏa, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
Ở một khía cạnh khác, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đang có sự chuyển mình sâu sắc tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực. Đó là sự giảm thiểu hàm lượng xuất khẩu thô và tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 84,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn gần 2% so với cùng kỳ năm 2018.
Mặt khác, Bộ Công thương cũng đánh giá, ở chiều ngược lại với xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu ổn định theo chiều hướng tích cực với kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ chủ yếu cho sản xuất trong nước và gia công xuất khẩu tăng do nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ việc mở rộng sản xuất cũng như đầu tư mới của doanh nghiệp./.
Tố Uyên
相关文章
随便看看