您现在的位置是:World Cup >>正文

【vua phá lưới c1 các năm】Trải nghiệm khắc nghiệt nhưng quý giá

World Cup65164人已围观

简介Bệnh viện Trung ương Huế chia tay đoàn công tác tăng viện cho miền Nam"Đội quân nuôi ong"Đó là cách ...

Bệnh viện Trung ương Huế chia tay đoàn công tác tăng viện cho miền Nam

"Đội quân nuôi ong"

Đó là cách mà BS. Ngô Đức Hùng (Khoa Cấp cứu,ảinghiệmkhắcnghiệtnhưngquýgiávua phá lưới c1 các năm Bệnh viện Bạch Mai) nói về lực lượng nhân viên y tế trong bộ trang phục phòng, chống dịch - vũ khí tác chiến chống giặc COVID-19. Trong cuốn “Nhật ký

COVID và những chuyện chưa kể”, TS. Ngô Đức Hùng đã chia sẻ những câu chuyện nhỏ trong cuộc chiến chống

COVID-19 ở mặt trận điều trị. Những câu chuyện mà trước trang sách, người ta rất dễ bị làm cho cười bởi sự dí dỏm hài hước, nhưng sau đó lại là cảm giác cay cay nơi khóe mắt, sống mũi.

BS. Hùng kể: “Cứ hai ngày một lần, "đội nuôi ong" lại ra sân ngồi ngửa cổ cho đội vi sinh ngoáy mũi gửi đi xét nghiệm tìm COVID-19. Sau đó tỏa đi làm việc, đến chiều vào xem kết quả. Chẳng may ai dính thì a lê hấp có cuộc điện thoại hẹn gặp, ô tô đỗ xịch xuống bế lên xe đi luôn. Thôi thì đi nghỉ để đồng đội chiến đấu tiếp. Cũng đành chấp nhận đau thương không kêu ca than vãn gì hết”.

Nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Huế chăm sóc người bệnh COVID-19 ở miền Nam

Chấp nhận đau thương ấy, nhưng nhân viên y tế lại gặp khó khi phải đối diện với nỗi “đau thương” khác – ngứa mũi. “Sự tra tấn khủng khiếp nhất, tàn tệ nhất trong bộ đồ nuôi ong kín mít cùng cái khẩu trang N95 sang xịn mịn ấy, đó là khi anh bị ngứa mũi. Trời ơi cảm giác ấy thật khổ sở làm sao... Cái ngứa từ mũi nó bò ngang bò dọc, nó bò dần dần lên óc dấm dứt khiến mắt anh hoa lên, nước mắt bắt đầu chảy ra giàn giụa. Cái khẩu trang cấu tạo nhiều lớp vải dày cộp để ngăn chặn giọt bắn từ không khí, chỉ cho phép không khí lọc qua từ từ, không thể hít sâu xuống khụt khịt mũi cho đỡ ngứa được. Lúc ấy càng không thể thò tay lên mà gãi, bởi tay là nơi sờ chạm đủ thứ, đưa lên mặt là điều tối kỵ trong nguyên tắc vệ sinh phòng dịch. Cởi áo ra chỉ để gãi thôi là coi như phải vứt đi thay bộ mới, mất luôn cả triệu đồng. Phải cố mà nhịn, dã man quá lắm”, BS. Ngô Đức Hùng hài hước.

Giữa mạch kể rôm rả, BS. Hùng nhấn nhá, rưng rưng thêm câu chuyện được anh bạn đồng nghiệp tặng cho bức ảnh chụp pháo hoa Thủ đô qua điện thoại: Mở ra mới biết lão đi xây dựng viện dã chiến từ trước Tết, được về đúng ngày 30 đang lủi thủi cách ly tầng trên cùng tòa nhà 9 tầng của bệnh viện mà không ai biết. Ở đó mỗi một mình không được về nhà, nửa đêm buồn quá leo lên sân thượng xem bắn pháo hoa và người đi lại bên dưới. Có lẽ đó là khoảnh khắc cô đơn nhất của người làm nghề...

Không chùn bước

Giữa trận chiến chống "giặc COVID-19" ở Thừa Thiên Huế, nhiều thành viên của “đội quân nuôi ong” cũng đã lan tỏa được niềm cảm hứng không chùn bước. Đó là người đứng đầu ở bệnh viện dã chiến đầu tiên của tỉnh được kích hoạt; là nữ điều dưỡng gần 20 năm trong nghề chưa một lần công tác ngoại tỉnh nhưng đã vào tâm dịch miền Nam cả tháng dài; là cô bác sĩ nhỏ nhiệt tình đeo bám khu cách ly cả năm dài không mệt mỏi chỉ vì “mình trẻ và có sức khỏe…”.

Chị Ánh Như bảo hộ kỹ càng trước khi vào khu vực chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Bệnh viện Điều trị COVID-19 Hương Sơ là bệnh viện dã chiến đầu tiên của tỉnh được kích hoạt khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và liên tục ghi nhận số ca mắc mới. Tiếp theo đó, tỉnh cũng đã kích hoạt 3 bệnh viện dã chiến khác, gồm: Bệnh viện dã chiến Chân Mây, Bệnh viện dã chiến Bình Điền và Cơ sở cách ly, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng tại Trường cao đẳng Nghề số 23. Liên hệ với vị TS. BS. Giám đốc Bệnh viện dã chiến Hương Sơ xin được tạo điều kiện tác nghiệp, ông khéo léo hẹn dịp khác bằng lời cảnh báo tuyệt đối không thể chủ quan với chủng Delta của SARS-CoV-2. Rồi ông bảo, so với bệnh viện bình thường, bệnh viện dã chiến khác thường và khó hơn nhiều lắm. Ở đây, việc cực kỳ quan trọng và được quan tâm số 1 là phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho anh em nhân viên y tế. Do vậy, để đảm bảo các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện dã chiến Hương Sơ tổ chức cụ thể các ca, kíp trực độc lập và bố trí các khu vực hoạt động riêng biệt. Trong trường hợp có rủi ro, thì rủi ro ấy cũng không tác động trên diện rộng.

“Chừ thì chưa dám nói chi, nhưng Bệnh viện dã chiến Hương Sơ đang “chạy rất êm”. Ở đây, có chút may mắn khi mình cảm thấy như bao nhiêu kinh nghiệm, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn trong cuộc đời làm nghề đều tập trung cao độ và rất “nghe lời”. Nỗ lực tham gia phòng, chống dịch, ai cũng muốn làm hết sức mình có thể. Mong dịch bệnh sớm được kiểm soát”, vị TS. BS. Giám đốc Bệnh viện dã chiến Hương Sơ chia sẻ.

Đôi bàn tay chị Ánh Như sau một ca trực

Sau 1 tháng tham gia đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Huế tăng viện cho miền Nam, chị Lê Thị Ánh Như đã trở lại Huế và đang ở những ngày cuối của giai đoạn theo dõi sức khỏe do trở về từ vùng dịch. Trước ngày lên đường, chị Ánh Như có đôi chút hồi hộp vì đây là chuyến công tác ngoại tỉnh đầu tiên của chị sau gần 20 năm làm nghề, lại đi vào tận tâm dịch ở miền Nam. Nhưng cảm giác ấy cũng chỉ thoảng qua khi chị nghĩ đến những đồng nghiệp đang căng mình vất vả, cần sớm được chia sẻ và bản thân lại được tập huấn tốt các kỹ năng phòng dịch.

Xen lẫn trong niềm háo hức sớm được trở lại “trạng thái bình thường” với cuộc sống thường nhật, con cái và công việc, chị Ánh Như cười hiền: “Bạn hỏi mình cảm nhận điều khác biệt gì sau chuyến đi ư? Với mình, chuyến đi thực sự là một trải nghiệm quý giá. Chứng kiến những tình huống khiến các đồng nghiệp ở vùng dịch bị vắt kiệt sức, có lúc phải nhìn bệnh nhân mà lực bất tòng tâm, mình chỉ muốn trở lại với công việc sớm nhất có thể và sẽ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân trong mọi khả năng”.

Bài: Đồng Văn - Ảnh: BV& NVCC

Tags:

相关文章