Ngày 28/8/1963,ôicómộtướcmơbàidiễnvănlayđộngcảnướcMỹkết quả botafogo mục sư Martin Luther King Jr. đọc bài diễn văn trên bậc thềm Đài Tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington D.C. Phát biểu của ông diễn ra trong cuộc tuần hành ủng hộ phong trào đòi quyền công dân, thu hút sự tham gia của hơn 250.000 người. Martin Luther King Jr. đã nói lên ước mơ cháy bỏng của mình cho một tương lai của nước Mỹ mà ở đó, người da màu và người da trắng được đối xử bình đẳng, chung sống hoà thuận. Và cao trào của bài diễn văn là khi Martin Luther King Jr. bày tỏ ước mơ về tự do và nhân quyền trước công chúng qua câu mở đầu: “Tôi có một ước mơ…”. Những lời nói này đã đưa ông trở thành một trong những người có sức ảnh hưởng vĩ đại nhất đến nước Mỹ hiện đại, cùng với các Tổng thống Thomas Jefferson và Abraham Lincoln. | Mục sư Martin đọc diễn văn 'Tôi có một ước mơ'. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ |
Xin được giới thiệu toàn văn bài phát biểu: Tôi rất hân hạnh khi hôm nay được có mặt cùng các bạn, trong một sự kiện sẽ được lịch sử khắc ghi là cuộc biểu tình đòi tự do vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước chúng ta. Một trăm năm trước, một vĩ nhân của nước Mỹ, mà trong hôm nay chúng ta đang đứng dưới hình bóng biểu tượng của người, đã ký Tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Văn kiện quan trọng này đã trở thành ngọn hải đăng soi sáng hy vọng đối với hàng triệu nô lệ, những người đã khô héo mòn mỏi dưới ngọn lửa của sự bất công. Bản tuyên ngôn hiện ra trước mắt họ như ánh bình minh rạng rỡ, chấm dứt những đêm trường bị đày đọa. Nhưng một trăm năm sau, người Mỹ da màu vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của họ, đáng buồn thay, vẫn bị những cùm xích của sự phân biệt đối xử làm cho tàn tạ. Một trăm năm sau, người Mỹ da màu vẫn phải sống trên một hòn đảo nghèo đói cô quạnh, giữa một đại dương bát ngát của cải và sự phồn vinh. Một trăm năm sau, người Mỹ da màu vẫn phải náu mình dưới những góc khuất của xã hội Mỹ, và thấy mình đang bị lưu lạc ngay trên chính quê hương mình. Cho nên, chúng ta đến đây hôm nay để phơi bày tình cảnh đáng hổ thẹn này. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta đến thủ đô nước Mỹ ngày hôm nay là để đòi một món nợ. Khi những kiến trúc sư của nền cộng hòa đặt bút viết những lời vàng ý ngọc trong bản Hiến pháp và Tuyên ngôn Độc lập, họ cũng đồng thời đặt bút ký vào một giao ước mà bất kỳ công dân Mỹ nào đều có quyền thừa hưởng. Giao ước này hứa hẹn rằng mọi công dân Mỹ, không phân biệt da trắng hay da màu, được tạo hóa ban cho những quyền mà “không một ai có thể xâm phạm”. Đó là “quyền được sống, quyền được tự do, và quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Nhưng rõ ràng, ngày hôm nay, nước Mỹ đã bội ước, chí ít là đối với những công dân da màu của mình. Thay vì trân trọng bổn phận thiêng liêng đó, nước Mỹ đã ký cho những người da màu một tấm chi phiếu vô giá trị, một tấm chi phiếu bị hoàn trả vì “không đủ tiền bảo chứng”. Tuy nhiên, chúng ta không chấp nhận rằng “ngân hàng của công lý” đã phá sản. Chúng ta cũng từ chối tin rằng “không có đủ tiền bảo chứng” bên trong kho tàng cơ hội của đất nước này. Và vì thế, chúng ta hôm nay đến đây để rút khoản nợ này, khoản nợ sẽ đem lại đầy đủ tự do và đảm bảo công lý, như những gì chúng ta mong đợi. Chúng ta cùng đến nơi linh thiêng này để nhắc cho nước Mỹ về tình trạng cấp bách của hiện tại. Đây không phải là lúc để thỏa hiệp hay xoa dịu nhau bằng những liều thuốc an thần, rằng mọi thứ sẽ dần thay đổi. Hiện tại là lúc để hiện thực hóa những lời hứa hẹn về dân chủ. Hiện tại là lúc phải vượt khỏi bóng tối và khổ đau dưới thung lũng của sự phân biệt chủng tộc, để vươn tới con đường trải đầy ánh sáng của sự công bình. Hiện tại là lúc để kéo đất nước của chúng ta khỏi vũng lầy của sự bất công chủng tộc, và đặt nó trên một nền tảng vững chắc của tình anh em. Hiện tại là lúc để biến công lý trở thành hiện thực đối với mọi con dân của Chúa trời. Sẽ là một lỗi lầm chí tử đối với đất nước chúng ta, nếu còn ngoảnh mặt làm ngơ trước vấn đề cấp bách này, và xem nhẹ quyền tự quyết của những công dân da màu. Mùa hè oi ả của những người da màu bất mãn sẽ không thể tự trôi qua, cho đến khi họ được hưởng những làn gió mùa thu của tự do và bình đẳng. 1963 sẽ không phải thời điểm kết thúc, mà mới chỉ là khởi đầu. Và những ai còn hy vọng người da màu sẽ sớm “dĩ hòa vi quý” sẽ phải đối diện với sự thật phũ phàng khi nước Mỹ quay trở lại nhịp sống thường nhật. Sẽ không có một phút ngơi nghỉ hay yên bình nào trên đất Mỹ, cho tới khi những người da màu được hưởng những quyền công dân chính đáng của mình. Bão táp cách mạng sẽ tiếp tục làm lung lay tận gốc nền móng của đất nước này cho đến khi ánh sáng xán lạn của công lý hiện ra. Nhưng có điều tôi muốn nói với tất cả mọi người, những ai đang đứng trước ngưỡng cửa ấm áp dẫn vào cung điện của thần công lý này, là trong quá trình đòi hỏi vị thế chính đáng của chúng ta, chúng ta không được phạm tội vì những hành vi sai trái. Đừng để sự thù hận và cay đắng lấn át khao khát tự do của mình. Chúng ta phải luôn đấu tranh bằng nhân phẩm và kỷ luật ở mức cao nhất. Chúng ta không được phép để cho những sự phản kháng đầy sáng tạo biến thành bạo lực. Xin được nhắc lại lần nữa, rằng chúng ta phải nâng bản thân mình lên tới tầm cao mà sức mạnh vật chất khó có thể lấn át được sức mạnh tinh thần. Đừng để phe chủ chiến mới nổi trong cộng đồng người da đen khiến chúng ta đánh mất niềm tin vào toàn bộ người da trắng. Bởi rất nhiều trong số những người anh em da trắng của chúng ta, những người đang hiện diện tại đây ngày hôm nay, đã nhận thức được số mệnh của họ gắn liền với số mệnh của chúng ta, Tự do của họ và tự do của chúng ta là một mối liên kết không thể tách rời. Chúng ta không thể bước đi đơn độc. Khi bước đi, chúng ta phải tự hứa rằng sẽ luôn luôn tiến về phía trước. Chúng ta không thể quay đầu trở lại. Sẽ có những người hỏi rằng: “Chừng nào các bạn mới thật sự thỏa mãn?”. Chúng tôi sẽ không bao giờ thỏa mãn, chừng nào người da màu còn là nạn nhân của những hành động hung bạo không thể diễn tả bằng lời từ cảnh sát. Chúng tôi sẽ không bao giờ thỏa mãn, chừng nào thể xác rã rời sau những chuyến đi xa của chúng tôi không thể được quyền nghỉ ngơi tại những quán trọ ven đường hay những khách sạn trong thành phố. Chúng tôi sẽ không bao giờ thỏa mãn, chừng nào người da màu còn bị di chuyển từ một khu ổ chuột nhỏ sang một khu ổ chuột lớn hơn. Chúng tôi sẽ không bao giờ thỏa mãn, chừng nào con em của chúng tôi bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề: “Chỉ dành cho người da trắng”. Chúng tôi sẽ không bao giờ thỏa mãn, chừng nào người da màu ở bang Mississippi còn không được đi bầu cử, hay người da đen ở New York còn tin rằng có đi bầu thì cũng chẳng mang lại lợi ích gì. Không. Không. Chúng tôi không bao giờ thỏa mãn, và sẽ không bao giờ thỏa mãn cho đến khi sự chính trực chảy xuống như nước, và công bình tuôn ra như sông lớn cuồn cuộn. Tôi biết có những người đến đây sau bao nhiêu thử thách và hoạn nạn. Một số vừa mới thoát khỏi những xà lim chật hẹp, số khác thì đến từ những nơi mà hành trình tìm kiếm tự do khiến bạn phải đối đầu với những cơn bão từ sự bức hại và bạo lực từ cảnh sát. Các bạn là những "cựu binh" chịu đựng nhiều khổ đau nhưng giàu sức sáng tạo. Hãy tiếp tục công cuộc đấu tranh với niềm tin rằng khổ đau xảy đến với mình chính là sự cứu rỗi. Hãy về lại Mississippi, về lại Alabama, về lại Nam Carolina, về lại Georgia, về lại Louisiana, về lại những khu ổ chuột và khu biệt cư của người da màu tại những thành phố miền Bắc, và hãy tin rằng bằng cách này hay cách khác, chúng ta có khả năng để thay đổi và tình trạng này sẽ được thay đổi. Tôi xin nói với mọi người trong ngày hôm nay, rằng đừng tự đắm mình dưới thung lũng của tuyệt vọng. Và ngay cả khi chúng ta đang đối diện với những khó khăn của hôm nay và ngày mai, tôi vẫn có một ước mơ. Một ước mơ đã ăn sâu bám rễ từ chính ước mơ Mỹ. Tôi có một ước mơ, là sẽ có ngày đất nước này sẽ trỗi dậy và sống đúng với ý nghĩa của tín điều đã được tuyên xưng: “Chúng tôi công nhận những điều này là chân lý hiển nhiên, đó là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Tôi có một ước mơ, là sẽ có ngày trên những ngọn đồi đất đỏ ở Georgia, con cái của những người cựu nô lệ và của cựu chủ nô sẽ có thể ngồi xuống cùng nhau, bên chiếc bàn của tình anh em. Tôi có một ước mơ, là sẽ có ngày ở Mississippi, tiểu bang đang ngột ngạt bởi sức nóng của áp bức, sẽ chuyển mình thành một ốc đảo của tự do và công lý. Tôi có một ước mơ, là sẽ có ngày bốn đứa con nhỏ của tôi được sống trong một quốc gia mà chúng không bị đánh giá bởi màu da bên ngoài mà bằng phẩm giá bên trong. Tôi có một ước mơ của ngày hôm nay! Tôi có một ước mơ, là sẽ có một ngày tại Alabama, nơi ngập tràn nạn phân biệt chủng tộc, nơi vị thống đốc hiện thời chỉ biết giảo hoạt nói về "quyền can thiệp và vô hiệu"; thì những đứa trẻ da màu và những đứa trẻ da trắng sẽ cùng nắm tay nhau như anh chị em một nhà. Tôi có một ước mơ của ngày hôm nay! Tôi có một ước mơ, là sẽ có ngày mọi thung lũng được nâng lên và mọi núi đồi sẽ bị hạ thấp xuống, những chốn gồ ghề sẽ được san bằng và mọi khúc quanh sẽ được uốn thẳng. Và vinh quang của Chúa trời sẽ hiển hiện đối với tất cả nhân loại. Đó là hy vọng của chúng ta và đó là đức tin tôi sẽ mãi khắc ghi khi về lại miền Nam. Với đức tin này, chúng ta sẽ có thể gọt rũa ra từ ngọn núi tuyệt vọng một viên đá của hy vọng. Với đức tin này, chúng ta sẽ có thể chuyển hóa những tiếng nói bất hòa và chát chúa thành một bản hợp xướng của tình anh em. Với đức tin này, chúng ta có thể cùng nhau làm việc, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau tranh đấu, cùng nhau chịu tù đày, cùng nhau chiến đấu cho tự do, và biết rằng, đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ được tự do. Và ngày đó sẽ đến. Đó sẽ là ngày mà tất cả những người con của Chúa trời có thể cất cao lời hát với ý nghĩa mới: Tôi hát ngợi ca quê hương này của tôi và của anh, đất ngọt của tự do. Vùng đất tổ tiên đã hy sinh, và đất của những người hành hương quang vinh. Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ khắp núi đồi quê hương. Và nếu nước Mỹ muốn trở thành một đất nước vĩ đại, thì điều này phải thành sự thật.. Và hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ những ngọn đồi kỳ vĩ ở New Hampshire. Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ những rặng núi đồ sộ ở New York. Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ rặng Allegheny ở Pennsylvania. Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ đỉnh núi Rocky phủ tuyết ở Colorado. Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ những sườn đồi óng ả ở California. Nhưng không phải chỉ có thế: Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ ngọn Stone ở Georgia. Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ ngọn Lookout ở Tennessee. Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ mọi ngọn đồi và cồn cát ở Mississippi. Hãy để tiếng chuông tự do vang lên từ khắp núi đồi quê hương. Và khi tiếng chuông tự do vang lên, và khi chúng ta để cho tiếng chuông tự do vang lên từ mọi làng quê, từ mọi tiểu bang và thành phố, ta sẽ có thể tiến đến ngày đó nhanh hơn, ngày mà mọi con dân của Chúa trời, da trắng hay da màu, người Do Thái hay dân ngoại đạo, người theo Tin lành hay Công giáo, sẽ cùng nắm tay nhau và hát lên những câu hát trong bản thánh ca cổ của người da màu: Cuối cùng đã có tự do! Cuối cùng đã có tự do! Tạ ơn Chúa Toàn năng, cuối cùng chúng ta đã có tự do. Việt Anh (giới thiệu) Bài phát biểu đặt nền móng cho quyền bầu cử của phụ nữ MỹCác bài phát biểu và những cuộc vận động của bà Susan Anthony đã mở đường để Quốc hội Mỹ phê chuẩn Tu chính án thứ 19 vào năm 1920, trao quyền bầu cử cho phụ nữ. |