您的当前位置:首页 > World Cup > 【bong da truc tuyến xoilac】Điểm tựa của người dân vùng biên 正文

【bong da truc tuyến xoilac】Điểm tựa của người dân vùng biên

时间:2025-01-25 16:53:27 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Ngày càng có nhiều người bệnh đến khám bong da truc tuyến xoilac

Ngày càng có nhiều người bệnh đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lộc NinhNgày càng có nhiều người bệnh đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh

“Thầy thuốc như mẹ hiền”

Những năm gần đây,n vbong da truc tuyến xoilac số lượt bệnh nhân đến KCB tại Trung  tâm Y tế Lộc Ninh ngày một tăng cao do chính sách thông tuyến bảo hiểm y tế và chất lượng KCB của đơn vị được nâng lên. Hiện trung tâm có 4 phòng chức năng, 12 khoa chuyên môn và 16 trạm y tế xã, thị trấn; đội ngũ y, bác sĩ có 304 người với chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, nhiệt huyết, tận tâm với nghề. Trong số 41 bác sĩ có 1 thạc sĩ - bác sĩ, 1 bác sĩ chính, 10 bác sĩ chuyên khoa I, còn lại là bác sĩ đa khoa.

 Bác sĩ Cao Thị Hải, Phó giám đốc trung tâm cho biết: “Năm 2016, Trung  tâm Y tế  huyện đã KCB cho 218.536 lượt bệnh nhân, tăng 17.359 lượt so với năm 2015, đạt 162% kế hoạch. Số bệnh nhân điều trị ngoại trú đạt 64% kế hoạch, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú đạt 120% kế hoạch, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2015; công suất sử dụng giường bệnh đạt 104,2%, trong khi năm 2015 chỉ đạt 83,9%. Từ năm 2012 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận và chữa trị 34 lượt bệnh nhân của nước bạn Campuchia, chủ yếu ở các tỉnh giáp biên giới với huyện Lộc Ninh là Kratie và Kongpong Cham. Trong đó, nhiều ca bị bệnh hiểm nghèo được chúng tôi tận tình cứu chữa đã khỏi bệnh”.

Đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nên nhiều năm qua, trung tâm đã thực hiện thành công các thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa khó và phức tạp. Cụ thể, năm 2016, trung tâm đã tầm soát điện tim 11.757 lượt, tăng 2.750 lượt so với năm 2015; nội soi dạ dày, tá tràng 741 lượt; phẫu thuật các loại 813 lượt; các loại thủ thuật 11.651 lượt... Nhờ đó, đã rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân. Đơn vị còn thực hiện tốt, triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chương trình y tế dự phòng, đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời thành lập ngân hàng máu sống, kịp thời phục vụ bệnh nhân khi có tình huống cấp bách xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Nhung ở xã Lộc Thành (Lộc Ninh) cho biết: “Trước đây tôi phải đi gần 100km để đến Bệnh viện đa khoa tỉnh khám bệnh. Cách đây không lâu, do bận việc tôi đã đến khám và điều trị tại trung tâm. Các bác sĩ rất nhiệt tình, lại chẩn đoán chính xác nên từ đó mỗi lần đau bệnh tôi đều đến trung tâm khám và điều trị”.

Để giảm tải cho tuyến huyện, ngoài đội ngũ y tế thôn bản đông đảo (123 người), hiện 15/16 trạm y tế trên địa bàn huyện đã có bác sĩ, riêng Trạm Y tế xã Lộc An có 2 bác sĩ. Đến nay, 12/16 xã, thị trấn của huyện đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 75%. Bác sĩ Cao Thị Hải cho hay: Các trạm y tế được trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ, lại có bác sĩ trình độ nên số lượt người bệnh đến khám tại các trạm y tế xã, thị trấn đạt 151% kế hoạch.

“Ngoài máy móc, thiết bị hiện đại, trạm còn có 1 bác sĩ, 4 y sĩ, 1 dược sĩ hoạt động thường xuyên, sử dụng thành thạo các trang thiết bị nên số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại trạm tăng, ổn định. Năm 2016, trạm đã KCB cho 3.524 lượt bệnh nhân” - bà Trần Thị Mỹ Dung, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Lộc Khánh cho biết.

Đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ thầy thuốc

Mặc dù đã bảo đảm cho công tác KCB, nhưng ngành y tế Lộc Ninh vẫn đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Hiện trung tâm có một số hạng mục đã xuống cấp, như: Khu điều trị nhiều nơi bị thấm dột, hệ thống vệ sinh ở tầng 1 hư hỏng nặng... gây bất tiện cho bệnh nhân đến KCB, nhất là bệnh nhân điều trị nội trú. Đối với các trạm y tế xã, thị trấn, có 14/16 trạm xây theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2005-2010, đến nay hầu hết khối nhà hành chính, hệ thống điện, nhà vệ sinh đều xuống cấp. Phần lớn các trạm chưa có công trình phụ trợ, như nhà kho, nhà để xe cho nhân viên, hàng rào bảo vệ, sân, còn 2 trạm Lộc Thái, Lộc Thịnh chưa xây mới. “Do không có nhà để xe cho nhân viên và bệnh nhân nên năm 2016, tại trạm đã xảy ra mất xe của người dân khi đến khám bệnh” - bà Trần Thị Mỹ Dung cho biết thêm.

 “Để trở thành điểm tựa vững chắc chăm sóc sức khỏe người dân vùng biên, trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ đại học và sau đại học, nhất là với cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực điều trị và dự phòng. Chủ động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong KCB; phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% trạm y tế có bác sĩ công tác thường xuyên. Trung tâm cũng sẽ đề nghị nâng chỉ tiêu từ 140 lên 160 giường bệnh, kịp thời đáp ứng nhu cầu KCB của người dân” - bác sĩ Cao Thị Hải nói.

Ngọc Bích