【kết quả cúp fa anh hôm nay】Cắt giảm nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành thực phẩm
时间:2025-01-25 15:06:28 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) về vấn đề trên.
PV:Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (Nghị định 15) ngày 2/2/2018 (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP) hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.Ông có thể cho biết những điểm thay đổi tích cực, tạo thông thoáng cho DN của nghị định này?
Ông Nguyễn Thanh Phong:Ngày 2/2/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 15 có hiệu lực ngay lập tức (thông thường các nghị định ban hành phải 45 ngày mới có hiệu lực). Điều này thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ và các bộ, ngành tạo thông thoáng cho DN.
Khi Nghị định 15 được ban hành, có 95% lô hàng thực phẩm nhập khẩu không phải kiểm tra chuyên ngành và trong số các lô hàng (kiểm tra xác suất hồ sơ tối đa 5%). Nghị định quy định giao cơ quan hải quan kiểm tra, DN không phải đến các cơ quan nhà nước. Nghị định cũng mở rộng các đối tượng được miễn kiểm tra như các sản phẩm được công bố, sản phẩm đưa vào cửa hàng miễn thuế...
Theo tính toán của Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương, Nghị định 15 ban hành sẽ giúp tiết kiệm được hàng triệu ngày công và hàng nghìn tỷ đồng.
Nghị định quy định phân cấp mạnh mẽ các thủ tục hành chính xuống cho địa phương. DN được tự công bố sản phẩm theo quy định, thay vì gửi bản hồ sơ công bố tới các cơ quan nhà nước để xác nhận như trước đây. Duy nhất có một sản phẩm phải công bố tại Cục ATTP là thực phẩm bảo vệ sức khỏe; còn phụ gia thực phẩm hỗn hợp và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi đăng ký bản công bố tại sở y tế địa phương. Như vậy, giúp các thủ tục hành chính của DN giảm hơn 90%.
Việc phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, giúp giảm một số thủ tục giấy tờ, thời gian công bố cũng giảm (trước đây là 45 ngày, xuống còn 21 ngày) tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc cho DN.
Nghị định đã phân công rõ trách nhiệm của 3 bộ quản lý, theo quy định của luật và nghị định hướng dẫn: Bộ Y tế quản lý 6 nhóm ngành hang; Bộ Công thương quản lý 8 nhóm ngành hang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý 17 nhóm ngành hàng. Sự phân cấp và phân công quản lý rõ ràng là điểm nổi bật nhất của Nghị định 15.
PV:Có ý kiến cho rằng, tự DN công bố sản phẩm sẽ tạo sự dễ dãi quá. Liệu các cơ quan quản lý có buông lỏng sự quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Phong:Thực ra, thực hiện các quy định này, trách nhiệm của DN rất lớn. Các cơ quan chức năng cũng phải thay đổi phương thức quản lý. Trước đây, cơ quan quản lý dành quá nhiều thời gian cho công tác tiềm kiểm, làm các thủ tục hành chính, bây giờ tập trung thời gian cho hậu kiểm.
|
Bộ Y tế ban hành kế hoạch hậu kiểm, các đoàn tăng cường đi thanh tra, kiểm tra. Các địa phương, theo hướng dẫn của trung ương, ban hành kế hoạch hậu kiểm của địa phương, phấn đấu 100% các sản phẩm đưa ra thị trường đều được thực hiện hậu kiểm.
Khi các lực lượng chức năng giao thanh tra, kiểm tra ATTP làm hết trách nhiệm của mình, chúng ta không lo là không quản lý chặt ATTP khi đến tay người dân.
Bộ Y tế đang trình Chính phủ sửa Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tăng nặng mức xử phạt vi phạm hành chính.
PV:Nghị định 15 ban hành làm thay đổi cơ bản phương thức quản lý thực phẩm ở Việt Nam. Theo ông, các cơ quan quản lý có bị lúng túng hay khó khăn gì trong triển khai và có kế hoạch gì hướng dẫn các địa phương triển khai hay không?
Ông Nguyễn Thanh Phong:Ngay khi Chính phủ ban hành Nghị định 15, Bộ Y tế thành lập ngay một tổ hướng dẫn thường trực để bất kỳ một tổ chức, cá nhân, DN nào thắc mắc, khó khăn trong thủ tục thì được hướng dẫn triển khai ngay.
Ngày 23/2/2018, Cục ATTP phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đối thoại với các DN ở phía Bắc, lắng nghe khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị định 15 để hướng dẫn và tổ chức tiếp ở phía Nam. Ngay sau đó, chúng tôi cũng tổ chức cho 63 chi cục ATTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 15.
Sau hơn 4 tháng thực hiện Nghị định 15, rất nhiều câu hỏi, băn khoăn của DN gửi đến luôn được giải đáp kịp thời. Bộ Y tế duy trì tổ công tác để giúp các DN, tổ chức, cá nhân khi triển khai Nghị định 15 hết sức thuận lợi, các vướng mắc đều được giải đáp kịp thời, tránh ách tắc khi làm các thủ tục hành chính ở các địa phương.
PV:Vấn đề ATTP luôn được người dân hết sức quan tâm. Tuy nhiên, thời gian gần đây vẫn xảy ra nhiều vụ vi phạm ATTP, như vụ cà phê trộn pin, thuốc ung thư giả Vinaca làm bằng than tre... Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Phong:Thực hiện chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong thời gian vừa qua, rất quyết liệt trong triển khai công tác đảm bảo ATTP. Bộ Y tế đang thực hiện kế hoạch hậu kiểm của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 15, DN được tự quyền công bố, thì cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường công tác hậu kiểm. Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương cũng có kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm trên phạm vi cả nước.
Các bộ, trong đó có Bộ Y tế, cũng có kế hoạch riêng của bộ mình, thực hiện kế hoạch hậu kiểm. Các địa phương cũng công bố kế hoạch hậu kiểm. Vừa qua, các vụ việc vi phạm ATTP kể trên bị phát hiện cũng là kết quả của công tác hậu kiểm của các của các bộ, ngành, địa phương. Mặc dù còn rất khó khăn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhưng rõ ràng các hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, giúp ngăn chặn rất nhiều vụ vi phạm ATTP.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, các vi phạm đều phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cục ATTP khi kiểm tra, thanh tra, kết quả như thế nào đăng trên phương tiện thông tin đại chúng, tên cơ sở vi phạm, nội dung và mức xử phạt để người tiêu dùng biết và cảnh giác với các sản phẩm vi phạm, lịch sử vi phạm.
Nhiều vụ được đưa ra ánh sáng, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng khiến có cảm tưởng vi phạm nhiều, nhưng thực tế tần suất thanh tra, kiểm tra nhiều, thì số vụ vi phạm phát hiện nhiều hơn.
Ngoài phạt tiền, việc công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, có tác dụng răn đe rất lớn. Các cơ quan báo, đài cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, phổ biến tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực ATTP.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng biểu dương các cơ sở làm tốt, phê phán và thông tin các cơ sở bị các cơ quan chức năng kết luận vi phạm, như vậy chúng ta sẽ triển khai có hiệu quả Nghị định 15 của Chính phủ.
PV:Xin cảm ơn ông!
Đức Việt (thực hiện)
上一篇: iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
下一篇: Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
猜你喜欢
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- “Bắt bệnh” ô tô qua tình trạng của bugi
- 10 năm đổi mới giáo dục: Để Nghị quyết đi vào cuộc sống
- Xe sang phơi nắng tại cảng, xe Trung Quốc “gặp thời” ở Việt Nam
- Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn khắc phục việc chép văn mẫu
- Bị chê giá sửa ô tô 'chát', kỹ sư Lê Văn Tạch nói gì?
- Những chiếc ô tô Lexus cũ này đang rao bán giá 300 triệu tại Việt Nam
- Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII