【kêt qua bong】Kết quả tăng trưởng kinh tế quý 3 không phải con số ngẫu nhiên

  发布时间:2025-01-24 23:14:24   作者:玩站小弟   我要评论
UOB nâng mức dự báo tăng trưởng cả năm cho Việt Nam lên 8,2%WB: Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,2% kêt qua bong。
UOB nâng mức dự báo tăng trưởng cả năm cho Việt Nam lên 8,ếtquảtăngtrưởngkinhtếquýkhôngphảiconsốngẫunhiêkêt qua bong2%
WB: Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,2% trong năm 2022
Lạc quan với triển vọng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm
WB dự báo GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ tăng mạnh lên 7,5%

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, thời điểm cuối tháng 9/2021, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả tăng trưởng GDP với mức giảm rất sâu (-6%) do kiểm soát dịch bệnh bằng cách hạn chế sự di chuyển của người dân nhằm hạn chế sự lây lan. Việc kinh tế tăng trưởng âm cho thấy sự khốc liệt của dịch bệnh Covid-19 thời điểm đó.

Tuy nhiên, ngay từ quý 4/2021, GDP cả nước đã đạt kết quả dương. Và từ đó đến nay, bước sang quý 3/2022, cùng với Nghị quyết 128/NQ-CP là Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành và một số giải pháp khác đã tác động rất tích cực tới cả nền kinh tế. Với các giải pháp bổ sung như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi từ đó cho đến nay, hướng đến trạng thái phục hồi và tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.

“Vừa rồi, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả tăng trưởng quý 3 và 9 tháng năm nay với con số tăng trưởng GDP là 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý 3/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là con số chưa bao giờ thấy được khi kết quả tăng trưởng GDP lên tới 2 con số. Và bình quân 9 tháng đạt tăng trưởng 8,83%, cũng là mức tăng trưởng cao. Có thể thấy, kết quả tăng trưởng trong quý 3 năm nay với con số 13,67% không phải con số ngẫu nhiên mà là sự tăng trưởng thực chất của nền kinh tế do nền kinh tế của chúng ta đang phục hồi”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định.

Hoạt động sản xuất tại Công ty may Ninh Bình. Ảnh: H.Nụ
Xu hướng mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh khá tích cực phản ánh niềm tin của doanh nghiệp vào việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Ảnh: H.Nụ.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh lấy lại đà tăng trưởng, nhiều chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội phát huy hiệu quả đã đưa Việt Nam thành nền kinh tế nhận được nhiều dự báo tăng trưởng GDP tích cực nhất châu Á. Các tổ chức quốc tế như Moody, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 lần lượt là 8,5%, 7,2%, 7%, 6,5%. Trên cơ sở các diễn biến tích cực đó của bức tranh kinh tế 9 tháng, dự báo tình hình quý 4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cập nhật triển vọng tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 8%, cao hơn khoảng 1,5-2% so với mục tiêu Quốc hội giao và Chính phủ đề ra (6-6,5%), tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 với 2 kịch bản tăng trưởng.

Cụ thể, kịch bản 1: tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 8%, quý 4 cần đạt mức tăng trưởng là 5,9%, thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,3% nhưng cao hơn tốc độ tăng của quý 4/2021 (5,22%).

Kịch bản 2: tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 8,2%, quý 4 cần đạt mức tăng trưởng là 6,6% trong kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP (6,2-6,7%), tương đương mức tăng trưởng bình quân quý 4 các năm 2016-2020.

Theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), việc kiểm soát tốt lạm phát trong 9 tháng vừa qua giúp Việt Nam có dư địa để thực hiện thành công mục tiêu đặt ra trong năm nay, nhưng vẫn tiềm ẩn các yếu tố có khả năng tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Do đó, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, nhất là cần kiểm soát giá các loại nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, dần thay thế nguồn nhập khẩu. Cùng với đó, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 2,73%, tương đương cùng kỳ các năm từ 2018 đến 2021. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt gần 559 tỷ USD, tăng 15,1%, xuất siêu 6,52 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,44 tỷ USD). Tình hình đăng ký doanh nghiệp khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 9 tháng đạt hơn 163.000, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước cho thấy xu hướng mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh khá tích cực, phản ánh niềm tin của doanh nghiệp vào việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta...

相关文章

最新评论