Hà Nội bổ sung danh mục 352 dự án thu hồi đất năm 2020 | |
TPHCM nhiều mức hỗ trợ tạm cư cho người dân khi thu hồi đất | |
Nhiều hỗ trợ cho người bị thu hồi đất nông nghiệp |
Ảnh TTXVN |
Thực tế cho thấy, rất nhiều vụ khiếu kiện, thậm chí đã có nhiều vụ án nghiêm trọng xuất phát từ vấn đề này. Nó vừa làm chậm việc thực hiện các dự án, đi đôi với đó là làm chậm tăng trưởng kinh tế, đặc biệt gây ra những bất ổn đáng kể cho xã hội. Do đó, tại phiên họp ngày 3/11 Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV đã có nhiều đại biểu đề cập vấn đề này. Có đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi tại sao Nhà nước phải thu hồi đất của dân để doanh nghiệp kinh doanh mà không để doanh nghiệp và người dân tự thương lượng? Một số đại biểu đề nghị Nhà nước chỉ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; hạn chế tối đa trường hợp thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế- xã hội; giá đền bù khi thu hồi cần thực theo giá thị trường…
Nhìn thẳng thực tế, thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội là một vấn đề rất quan trọng cần được điều chỉnh trong Luật Đất đai (sửa đổi). Để sửa đổi, khắc phục được những hạn chế, bất cập trên sẽ có nhiều nội dung cần nhìn nhận rõ, kỹ lưỡng, thấu đáo hơn. Ví dụ như, cùng là chủ thể trong xã hội, tại sao người dân đang thực hiện hoạt động kinh tế hợp pháp trên mảnh đất của mình mà lại bị thu hồi đất để cho người khác (doanh nghiệp) kinh doanh với giá rất rẻ, không được thương lượng? Giá đất bị thu hồi cần được tính theo giá thị trường nhưng giá thị trường xác định như thế nào cũng cần được làm rõ. Bên cạnh việc tính giá phù hợp, người dân cần được đảm bảo các điều kiện về tái định cư, về điều kiện kinh doanh- sinh hoạt tương đương ở nơi bị thu hồi quyền sử dụng đất. Trong việc thu hồi đất với mục đích phát triển kinh tế- xã hội, Nhà nước cần làm tốt vai trò tạo điều kiện thông thoáng, thuận tiện để người dân và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau. Giải quyết được những vấn đề nổi cộm, bất cập từ thu hồi quyền sử dụng đất cho mục đích kinh tế-xã hội chính là động lực để phát triển kinh tế một cách hài hòa hơn, giảm bớt các bức xúc, khiếu kiện, tăng cường ổn định đời sống xã hội.