欢迎来到Empire777

Empire777

【việt nam vs malaysia hôm nay】Giá tiêu tuột dốc

时间:2025-01-25 19:37:34 出处:World Cup阅读(143)

BP - Từ tháng 5, tiviệt nam vs malaysia hôm nay giá tiêu tuột dốc xuống còn 82-84 ngàn đồng/kg đã làm người trồng tiêu lo lắng. Đầu tháng 6 đến nay, giá tiêu tiếp tục giảm 10 ngàn đồng/kg khiến nhà nông như ngồi trên đống lửa. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định, giá giảm vì nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn do nguồn cung tăng cao trong 3 năm gần đây và chất lượng hồ tiêu Việt Nam thấp hơn các nước khác. Thế nhưng, người trồng tiêu lại cho rằng, giá tiêu Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các nước khác, trong khi cung chưa vượt xa cầu. Phải chăng doanh nghiệp đang ép giá nông dân?!

DƯỚI 100 NGÀN ĐỒNG/KG SẼ THUA LỖ

Từ đầu tháng 6 đến nay, giá tiêu tuột dốc chỉ còn 72-74 ngàn  đồng/kg (tiêu 450 gram/lít), giao dịch tại các đại lý thu mua hồ tiêu ở Lộc Ninh cũng trầm lặng hẳn. Bởi với giá này người trồng tiêu dù giỏi đến đâu cũng thua lỗ nặng nên đều “găm” hàng trong kho. Thời điểm này, mùa thu hoạch hồ tiêu đã kết thúc nhưng so với giá đầu mùa thì giảm khoảng 50 ngàn đồng/kg.

Điều đáng nói là trong khi các chuyên gia của VPA cho rằng, với giá 80 ngàn đồng/kg người trồng tiêu vẫn có lãi nhưng thực tế, đa phần nông dân đều kêu lỗ nếu giá dưới 100 ngàn đồng/kg. Bà Trần Thị Yến, Giám đốc Hợp tác xã thương mại - dịch vụ - nông nghiệp Bù Gia Mập cho biết, giá tiêu phải đạt 130-140 ngàn đồng/kg thì trồng mới có lời. Ở Bù Gia Mập, hiện những hộ khó khăn đã bán hết tiêu ngay sau khi thu hoạch để trả nợ phân bón, công hái. Riêng những hộ khá khi tiêu giảm dưới 100 ngàn đồng/kg đều trữ trong kho. Tuy nhiên, từ tháng 5 đến nay, giá không tăng mà trượt dài đã làm nông dân, đại lý thu mua lo lắng vì nguy cơ lỗ nặng.

Người dân ấp Bù Tam, xã Phước Minh (Bù Gia Mập) thu hoạch tiêu - Ảnh: Nguyễn Bình

Ông Phan Trang, Chủ tịch UBMTTQVN xã Lộc An (Lộc Ninh) hơn 30 năm gắn bó với cây tiêu cũng khẳng định giá tiêu phải đạt 150 ngàn đồng/kg thì người trồng mới có lời. Ông Trang cho rằng, đã hạch toán kinh tế thì tính giá thành sản xuất nông dân phải cộng cả lãi suất ngân hàng, khấu hao máy móc, giá trị đất đai... Những năm gần đây, khi nhà nhà đổ xô trồng tiêu đã đẩy giá thành đầu tư cây tiêu tăng vùn vụt, kể cả công lao động. Không tính tiền đất thì đầu tư cho trồng mới bằng nọc sống (keo, anh đào...) là hơn 300 triệu đồng/ha. Riêng nọc lục (gỗ da đá, lim) là trên 400 triệu đồng/ha. Mùa tiêu năm nay, giá tuột dốc nhưng công hái đã tăng lên 200 ngàn đồng/ngày/người. Mỗi công hái tiêu đẹp (sây chuỗi) được 10kg tiêu khô (tương đương 30kg tiêu tươi), tiêu già chỉ đạt 6kg/công. Như vậy, với giá 70 ngàn đồng/kg thì chỉ riêng công hái đã chiếm 30-50% giá bán.

Công hái tiêu cao ngất ngưởng nhưng không dễ kiếm, bởi thanh niên đa phần về các khu công nghiệp làm công nhân trong những năm giá mủ cao su giảm sâu. Ông Nguyễn Văn Lượng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Khánh (Lộc Ninh) cho biết, năm nay thời tiết thất thường, mùa khô ngắn, công hái tiêu khan hiếm, nhiều vườn chín rộ hái không kịp bị rụng trái khi trời đổ mưa đã làm giảm khoảng 15% sản lượng.

Điều đáng nói, khi nhà nhà đổ xô trồng tiêu với hy vọng năm đầu bán giống thu được vốn nên bất chấp vay nóng bên ngoài để chuyển đổi trồng tiêu. Đây chính là nguyên nhân vì sao cây “vàng đen” lại làm hộ trồng tiêu nghèo đi nhiều hơn là trở thành tỷ phú.  

VÌ SAO GIÁ TIÊU VIỆT NAM TUỘT DỐC?

Theo dữ liệu của VPA, giá hồ tiêu trong nước bắt đầu có xu hướng sụt giảm từ quý 3/2016 khi diện tích trồng hồ tiêu có dấu hiệu tăng “nóng”. Giữa tháng 3-2016, giá tiêu đen xô chỉ còn 130 ngàn đồng/kg, sau đó tăng lên 180 ngàn đồng/kg vào tháng 5. Từ tháng 8, xu hướng giảm không có dấu hiệu phục hồi giá như năm 2015. Thế nhưng, đến đầu năm 2017, giá tiêu vẫn còn ở mức 128-135 ngàn đồng/kg. Tháng 4, khi Việt Nam vào giữa vụ thu hoạch hồ tiêu, giá bắt đầu giảm và tuột dốc từ đầu tháng 6 đến nay, dừng ở ngưỡng trên 70 ngàn đồng/kg. Nếu so với cùng kỳ 2016, giá tiêu giảm 60%, thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.

Ông Nguyễn Văn Của, nông dân sản xuất giỏi ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh) cho rằng, không lạm dụng phân bón hóa học tuy năng suất không cao nhưng vườn tiêu bền, cầm cự được trong thời điểm giá thấp

Trở về những năm đầu thế kỷ XXI, giá tiêu có thời điểm chạm đáy 18-20 ngàn đồng/kg (2003-2004). Nhiều hộ trồng tiêu điêu đứng, đến mức cho không tiêu nhưng rất ít người lấy. Nông dân không có tiền chăm sóc nên chỉ sau 2 tháng là cây suy dinh dưỡng vì thiếu phân, nước, sâu bệnh tấn công dẫn đến xóa sổ vườn tiêu. Đó cũng là nguyên nhân đẩy giá tiêu tăng trong 6 năm qua, khi nguồn cung không đáp ứng thị trường.

Giá tiêu bắt đầu phục hồi mùa vụ 2009-2010, đạt ngưỡng cao nhất vào 2012-2015 (trên 200 ngàn đồng/kg). Khác với nhiều loại cây trồng, trồng tiêu không cần nhiều đất và nếu không cắt giống bán thì năm thứ 2 đã cho trái bói nên nhà nhà đổ xô trồng. “Tăng nóng diện tích hồ tiêu vượt quy hoạch, hệ lụy sâu bệnh; cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên tiêu đen xuất khẩu và nguy cơ cung vượt cầu...” là chủ đề “nóng” những năm gần đây trên các diễn đàn khuyến nông; sôi động trên các trang báo, truyền hình về cây hồ tiêu. Những cảnh báo về cây “vàng đen” nay cũng trở thành hiện thực trong niên vụ hồ tiêu 2016-2017.

Theo VPA, diện tích lớn được trồng ồ ạt từ năm 2012 đến nay đã bước vào thu hoạch, làm cho sản lượng tiêu Việt Nam tăng thêm 30.000 tấn vào sản lượng chung toàn cầu. Bên cạnh đó, Campuchia năm nay bán qua Việt Nam khoảng 10.000 tấn đã làm tăng thêm sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Theo VPA, thông tin về sản lượng tiêu Việt Nam tăng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên tiêu đen xuất khẩu đã làm nhà nhập khẩu ép để đẩy giá tiêu giảm sâu.

Theo ước tính của VPA, diện tích hồ tiêu hiện đã tăng 250% so với quy hoạch tổng thể (125.000 ha/50.000 ha quy hoạch), chủ yếu là 4 tỉnh ở Tây Nguyên và Đắk Nông diện tích tăng gấp 4-5 lần so với quy hoạch. Sản lượng tiêu của Việt Nam năm nay đạt khoảng 200.000 tấn, tăng gần 30.000 tấn so với vụ trước. Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) dự đoán, sản lượng tiêu toàn cầu năm 2017 sẽ tăng lên 418.604 tấn (năm 2016 là 397.153 tấn), tăng thêm 21.451 tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng 4%/năm (nhiều nước mất mùa giảm sản lượng). Như vậy, thị trường hồ tiêu cung vẫn chưa vượt xa cầu để kéo giá tiêu Việt Nam xuống thấp hơn giá thành sản xuất.

Theo VPA, từ nay đến cuối năm 2017, thị trường hồ tiêu thế giới vẫn cần khoảng 200.000 tấn, trong đó có 100.000 tấn đến từ Việt Nam nên giá sẽ “ấm” lên nhưng không thể đạt mức 180-200 ngàn đồng/kg như những năm 2014-2015.

Chiếm gần 50% sản lượng hồ tiêu toàn cầu, người trồng tiêu Việt Nam nhiều năm gần đây đã thành công trong điều tiết giá tiêu trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, so với các nước khác thì giá tiêu xuất khẩu Việt Nam luôn thấp hơn 1.000-1.500 USD/tấn. Hiện tiêu xuất khẩu của Việt Nam đang thấp hơn Ấn Độ khoảng 2.000 USD/tấn. VPA cho rằng mấu chốt là ở chất lượng tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn các nước nên khuyến cáo nông dân ngừng trồng mới hồ tiêu, đồng thời nâng cao chất lượng theo phương thức hữu cơ hóa giảm thiểu phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

Riêng người trồng tiêu vẫn cho rằng năng suất hồ tiêu Việt Nam cao nhất thế giới. Người trồng tiêu Việt Nam cũng giỏi nhất thế giới nhưng đang chịu thua lỗ trong sản xuất. Giá tiêu Việt Nam luôn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Phải chăng nông dân Việt Nam đang bị chính doanh nghiệp thu mua trong nước ép giá? Và câu trả lời xin dành cho VPA, các bộ, ngành liên quan...

Phương Hà

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: