您现在的位置是:World Cup >>正文

【ket qua duc 2】Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong khu vực ASEAN

World Cup371人已围观

简介Hoạt động đối ngoại đa phương đã nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế Việt Nam-Hoa Kỳ: Thúc ...

Hoạt động đối ngoại đa phương đã nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế Việt Nam-Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác đầu tư lĩnh vực bán dẫn,ệtNamlàđốitácquantrọngcủaEUtrongkhuvựket qua duc 2 năng lượng sạch Động lực và sức sống mới cho bước phát triển xa hơn của ASEAN

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 (AEMM-24) diễn ra tại Brussels (Bỉ) hôm 2/2/2024, đề xuất một số phương hướng, biện pháp để thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-EU nói chung và quan hệ hợp tác Việt Nam - EU nói riêng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, ASEAN-EU cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các quyết định của các lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-EU năm 2022, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển bền vững và hợp tác biển đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...

Với riêng Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn kêu gọi các nước EU còn lại nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA), đồng thời triển khai hiệu quả hơn nữa các khuôn khổ hợp tác hiện có, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); đề nghị EU hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Bộ trưởng Ngoại giao: ASEAN-EU nỗ lực đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 (AEMM-24) diễn ra tại Brussels (Bỉ). Ảnh: Bộ Ngoại giao

Về hợp tác kinh tế thương mại, những năm gần đây, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam - EU phát triển rất tích cực. Đặc biệt, Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã và đang tạo động lực mạnh mẽ cho các hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại giữa hai bên. Việt Nam được coi là hình mẫu để EU tiếp tục mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN.

Theo Sách trắng 2024 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Việt Nam tiếp tục nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp châu Âu, với động lực lớn nhất là Hiệp định EVFTA, giúp loại bỏ nhiều loại thuế quan và thúc đẩy một môi trường thương mại hiệu quả và dễ tiếp cận hơn. Thỏa thuận này không chỉ thúc đẩy thương mại mà còn khuyến khích phát triển bền vững và tiêu chuẩn cao hơn trong thực hành lao động và môi trường.

Với các doanh nghiệp châu Âu, môi trường chính trị ổn định của Việt Nam, cùng với vị trí địa lý chiến lược và lực lượng lao động trẻ, năng động, là yếu tố then chốt trong việc thu hút đầu tư từ châu lục.

Sách trắng 2024 của EuroCham cũng cho biết, mức thặng dư thương mại của Việt Nam với EU đã tăng liên tục trong hai thập kỷ qua, từ mức 1,3 tỷ USD năm 2002 lên đến 34,3 tỷ USD vào năm 2023. Kim ngạch thương mại cũng chứng kiến sự tăng trưởng về giá trị xuất khẩu trong những năm qua với mặt hàng như dệt may, giày dép, hải sản, cà phê và máy tính, điện tử.

Cụ thể, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa của EU và Việt Nam trong năm 2023 đạt 72,3 tỷ USD, giảm 5,3% so với năm 2022 do tác động của tình hình thế giới, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam tiếp nhận nguồn đầu tư chất lượng cao từ EU với những dự án có công nghệ tiên tiến, tạo ra những giá trị và lợi ích chung cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Bộ trưởng Ngoại giao: ASEAN-EU nỗ lực đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực
Việt Nam là 1 trong 4 nước tại khu vực châu Á có FTA với EU, do vậy, cần tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu. Ảnh minh họa

Nhận định về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU, Đại diện cấp cao Chính sách đối ngoại và an ninh của Ủy ban châu Âu (EC) Josep Borrell khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của EU tại khu vực ASEAN. Ông Josep Borrell cam kết sẽ thúc đẩy sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVIPA, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư châu Âu đang chuyển hướng vào Việt Nam.

Tương tự, Đại sứ EU tại ASEAN Sujiro Seam cũng chia sẻ, với vị trí địa chiến lược và nền kinh tế năng động, Việt Nam là đối tác quan trọng để thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU. EU có nhiều thỏa thuận với Việt Nam hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong ASEAN, trong đó Hiệp định EVFTA đã giúp Việt Nam tăng trưởng thương mại giữa hai bên tăng lên đáng kể.

Thêm vào đó, EU đang đồng chủ trì Hiệp định Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) với Việt Nam, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam đạt được các mục tiêu trung hòa về khí hậu. Đáng chú ý, Việt Nam là thành viên chủ chốt của ASEAN và là đối tác quan trọng của EU khi thúc đẩy quan hệ với khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã ủng hộ việc thúc đẩy nâng cấp quan hệ EU-ASEAN lên Đối tác chiến lược vào năm 2020.

Để thúc đẩy hợp tác kinh tế nói chung và thương mại và đầu tư nói riêng giữa Việt Nam và EU, ông Trần Ngọc Quân - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU cho rằng, Việt Nam là 1 trong 4 nước tại khu vực châu Á có FTA với EU, do vậy, cần tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh và thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu lớn.

Song, theo Tham tán Trần Ngọc Quân, năm 2024, EU sẽ thực hiện nhiều quy định liên quan đến kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững như CBAM với mặt hàng sắt thép, phân bón; trách nhiệm đến hạn chống phá rừng; có thể ban hành quy định sinh thái trong ngành dệt may… Đặc biệt, năm 2024, EU đẩy mạnh kiểm tra an toàn thực phẩm với nhóm hàng thực phẩm, bao gồm cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội khối... do vậy, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này cần đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định của EU, đặc biệt là các quy định mới như chống phá rừng, tiêu chuẩn carbon, trách nhiệm giải trình...

Ông Trần Ngọc Quân khuyến nghị, doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược toàn diện, bài bản để thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu tư một cách hiệu quả; trong đó phải xác định rõ nhu cầu và lĩnh vực Việt Nam muốn hợp tác, tập trung vào những sản phẩm, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, có tác động lan tỏa, có khả năng tạo đột phá và có nhu cầu hợp tác; xác định rõ địa bàn, đối tác tiềm năng để đạt hiệu quả xúc tiến thương mại đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí không cần thiết.

“Trong năm 2024, ngoài quảng bá cho chương trình xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU dự kiến tổ chức Hội nghị cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại EU vào cuối tháng 6/2024 để giúp doanh nghiệp hai bên tăng cường các cơ hội gặp gỡ, kết nối giao thương, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu” - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU Trần Ngọc Quân thông tin.

Tags:

相关文章