【bảng xếp hạng bóng đá croatia】Đại biểu ghi nhận và ủng hộ những điểm mới trong Dự thảo Luật NSNN

TDL

Sau khi nghe báo cáo giải trình tiếp thu dự án Luật NSNN,ĐạibiểughinhậnvàủnghộnhữngđiểmmớitrongDựthảoLuậbảng xếp hạng bóng đá croatia các ĐB cơ bản tán thành và đánh giá dự thảo đã được chỉnh sửa theo hướng chặt chẽ hơn, tăng cường tính công khai minh bạch, tiến tới việc quản lý chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả hơn, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Đồng thời, các ĐB cũng tiếp tục đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn dự thảo luật.

Luật mới làm tăng chi, Luật Ngân sách xử lý thế nào?

Phát biểu tại phiên họp, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) ghi nhận và ủng hộ nhiều điểm đổi mới của Luật NSNN. Trong khuôn khổ hiện nay, Luật đã minh bạch hoá được nhiều nội dung tích cực. Bên cạnh đó, ĐB đặt vấn đề khi một số luật như Luật Tổ chức chính quyền địa phương được thông qua, có tác động tăng biên chế, đến NSNN. Như vậy, Luật NSNN sẽ kiểm soát vấn đề này thế nào, có chế tài thế nào một khi có Luật mới được thông qua ảnh hưởng đến NSNN. “Vấn đề này nhiều đại biểu phát biểu và nhiều người băn khoăn, khi cứ thông thường ra một luật là tăng thêm biên chế”, ĐB lưu ý.

Nêu lên một số hiện tượng còn tồn tại trong thực thi kỷ luật tài chính, ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) đề xuất luật cần bổ sung quy định khắc phục điều này bằng cách thêm nguyên tắc khoán chi vào khoản 1, điều 8 của dự thảo luật. Bên cạnh đó, bổ sung các hành vi bị cấm bao gồm cả “quyết định giao dự toán ngân sách không đúng hạn mức, tiêu chuẩn, vượt trần tối đa do Nhà nước quy định”, để nâng cao tính trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quyết định ngân sách, ĐB Trương Thị Huệ đề nghị.

Bội chi ngân sách địa phương phải dành cho đầu tư phát triển

Một vấn đề khác được nhiều ĐB đóng góp ý kiến tại phiên họp là bội chi ngân sách địa phương. Nhiều đại biểu đồng tình với việc địa phương có bội chi ngân sách và đề nghị khoản bội chi này chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng để trả nợ vay.

Với quy định chỉ ngân sách địa phương cấp tỉnh mới được bội chi, ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) cho rằng khoản bội chi này chỉ nên được sử dụng cho các dự án đầu tư công trong 5 năm do địa phương quy định. Đồng thời, ngoài 2 địa phương là Hà Nội và TP.HCM, ĐB đề nghị bổ sung mức dư nợ vay địa phương không quá 80% số thu ngân sách địa phương được hưởng đối với địa phương có số thu điều tiết về ngân sách trung ương, và có mức chi đầu tư phát triển từ 50% trở lên. “Chỉ những nơi nỗ lực dành chi cho đầu tư phát triển mới có tiềm lực trả nợ đúng hạn, vì vậy cần khích lệ”, ĐB nói.

Đề cập đến phạm vi thu chi ngân sách tại điều 5, ĐB Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hoà) nêu vấn đề về khoản lợi tức của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được thu về ngân sách một phần theo Nghị quyết của Quốc hội, về bản chất đây là khoản thu của NSNN. Như vậy, các khoản bán DNNN, cổ phần hoá, chuyển nhượng quyền khai thác tài sản, bến bãi, cao tốc, sân bay… khi chuyển nhượng số tiền này có đưa vào thu NSNN hay không, bởi đây cũng là những tài sản này do NSNN đầu tư, bằng chi đầu tư phát triển…

Từ phân tích này, ĐB đề nghị phạm vi thu NSNN nên được điều chỉnh mở rộng, hạch toán đầy đủ và rõ ràng. Ngay cả với các khoản thu từ phí, lệ phí, ĐB cũng cho rằng nên hạch toán đầy đủ, ghi thu ghi chi vào NSNN thay vì chỉ thu theo tỷ lệ.

Ngoài ra, các ĐB cũng đóng góp nhiều ý kiến về mối quan hệ giữa các cấp ngân sách, về dự phòng NSNN; về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ, Bộ Tài chính về NSNN, trách nhiệm giải trình của các bên…

H.Y