【torino vs inter milan】Các nhà bán lẻ nội chịu nhiều sức ép
Sẽ bị thâu tóm
Những cái tên như AEON,ácnhàbánlẻnộichịunhiềusứcétorino vs inter milan Big C, Metro... hiện đang được rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam biết tới, thậm chí là ưa chuộng. Đằng sau những thương hiệu đình đám này là các "đại gia" bán lẻ đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức... Không khó để lý giải vì sao các thương hiệu lớn này đã và đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam nhiều đến vậy. Tuy nhiên thêm một lần nữa những lo ngại về thị phần, chỗ đứng của các DN bán lẻ trong nước lại dấy lên trước các cuộc đổ bộ này.
Ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhìn nhận, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành hàng phân phối, mở cửa thị trường lớn. Những "đại gia" trong lĩnh vực bán lẻ trên thế giới nhìn thấy Việt Nam là “mảnh đất” tiềm năng do Việt Nam tham gia những hiệp định giá trị cao. Những hiệp định ấy mang lại cho nhà đầu tư nước ngoài tầm nhìn tương lai, trong khi Việt Nam còn yếu về tầm nhìn.
Bằng chứng là hàng loạt vụ mua bán, sáp nhập, liên doanh liên kết của DN nước ngoài với DN trong nước đã diễn ra, đáng chú ý các DN bán lẻ có “máu mặt” của Việt Nam như Citimart, Fivimart, Nguyễn Kim, Trần Anh… đều được “nhòm ngó” đến.
“Hàng loạt DN bán lẻ của Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua hình thức liên doanh, liên kết đã mua khoảng 10% đến 20% cổ phần của một số DN bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. Ban đầu họ chỉ mua 10% đến 20% cổ phần trên cơ sở làm đối tác nhưng lâu dần sẽ thâu tóm. Đó là điều chắc chắn xảy ra”, ông Cường khẳng định.
Không chỉ vậy, xu hướng này cũng gây áp lực cho nhà sản xuất và phân phối Việt Nam. Dù vậy, ông Cường vẫn cho rằng áp lực đó là cần thiết. Bởi lẽ, nếu các nhà cung ứng Việt Nam “một mình một chợ” sẽ nảy sinh tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm- vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Cũng đồng tình với quan điểm này, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam nhìn nhận, liên doanh, liên kết trong ngành bán lẻ là phù hợp với xu hướng thời đại, và chúng ta không nên nghi ngại chuyện “thâu tóm”, “lấn sân”, chèn ép DN nội. “DN nội nguồn lực tài chính khó khăn, chưa kể kinh nghiệm, công nghệ còn yếu. Thông qua mua bán, sáp nhập, liên doanh liên kết DN mới lớn nhanh, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Chúng ta không nên bi quan trước làn sóng đó. Vấn đề là trong làn sóng liên doanh, DN có được kỹ năng, sự khéo léo, hiểu biết… của người đàm phán liên doanh và chọn đối tác”, bà Loan nói.
Thay đổi
Theo phân tích của bà Loan, kinh nghiệm của Hiệp hội từ các thương vụ mua bán, sáp nhập cho thấy, điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài đều cam kết tối thượng đó là quyền lợi người tiêu dùng, nhà bán lẻ phải cung ứng được hàng tốt nhất. Ngoài ra, các siêu thị cũng có chế độ sau khi liên doanh phải dành bao nhiêu % để bán chủng loại hàng nào, xuất xứ từ đâu. Nếu nhà bán lẻ chỉ tập trung bán hàng Việt Nam mà người tiêu dùng nhất định không mua và sang siêu thị khác mua thì nhà bán lẻ nội cũng thua.
Lý giải của bà Loan có lẽ cũng là điều để các nhà bán lẻ nội suy nghĩ. Sức ép cho nhà bán lẻ nội đang đến từ nhiều phía chứ không chỉ là bài toán thâu tóm thị phần của các "đại gia" nước ngoài. Vấn đề mấu chốt vẫn nằm ở tư duy, sự thay đổi của DN nội. Bởi trên thực tế, nguồn nhân lực, khâu quản trị DN, tài chính, nhất là sản xuất manh mún, chộp giật, thiếu sự liên kết của DN bán lẻ nội còn đang rất yếu. Thâm chí có những DN còn không muốn thoát ra khỏi “vỏ ốc” của mình.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội dẫn chứng, một số siêu thị đòi chiết khấu đưa hàng vào rất cao, rồi tiền đưa hàng vào quầy…, có những lãnh đạo siêu thị không hiểu mà còn nói rằng “trong sản xuất, phân phối làm gì có khâu trung gian”. Nếu so với các siêu thị nước ngoài thì siêu thị nội ngày càng bộc lộ thế yếu của mình rõ hơn. Ngay trong vấn đề văn hóa kinh doanh cũng đủ thấy DN nội thua. “Một điều rất nhỏ mà DN nội mãi vẫn không làm được. Tôi đã đi rất nhiều siêu thị nội mà chưa nhận được lời cảm ơn nào, trong khi siêu thị nước ngoài có nhân viên chuyển hàng ra tận xe, hỏi tôi quên điện thoại hay chìa khóa không?...”, ông Phú cho hay.
Vị này cũng bày tỏ quan điểm: “Điều này cho thấy sự trì trệ, bảo thủ của một góc nào đó của khâu bán lẻ mà không thoát ra được. Chúng ta tự thoát ra khỏi mình rất khó, nhưng rồi chính sức ép hội nhập sẽ dạy cho ngành bán lẻ Việt Nam bài học phải thoát ra”. Như vậy, áp lực hội nhập là cần thiết để cho DN bán lẻ nội nhìn thấy rõ hơn những yếu kém còn đang tồn tại để vươn lên giữ vị trí của mình. Theo đó, trong lúc liên doanh với hệ thống siêu thị nước ngoài, DN nội cần tận dụng, học hỏi những kinh nghiệm của họ để làm mới mình.
(责任编辑:Cúp C2)
- Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- Cờ đỏ sao vàng rợp trời đêm mừng chiến thắng
- Cháo cá lóc rau đắng miền Tây
- Quản lý chặt vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài
- Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- Bộ Văn hoá cân nhắc trình Thủ tướng trường hợp của NSƯT Minh Vương
- Soi kèo góc Hellas Verona vs AC Milan, 2h45 ngày 21/12
- Chính phủ yêu cầu rà soát, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khu nhà Vương
- Sông Sài Gòn bị sạt lở
- Lệ Quyên đưa cả nhà đi ăn fine dining sang chảnh
- Hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” được công nhận Di sản tư liệu thế giới
- Xây dựng hồ sơ nghệ thuật làm gốm của người Chăm trình UNESCO
- Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- Năm 2020: Thời tiết cực đoan gây thiệt hại hàng tỷ USD
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Quảng Nam: Hỗ trợ người dân tu bổ khẩn cấp di tích phố cổ Hội An
- Tăng Thanh Hà xếp hàng 40 phút ăn loại bánh hot trend
- Máy tính bảng Android bỏ xa đối thủ iPad
- Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- Nestle chi hơn 3 tỷ USD cho mục tiêu giảm 50% khí thải carbon