Thanh khoản giảm rất nhanh Các giao dịch lướt sóng T+1 hay T+2 là cực kỳ phổ biến sau những phiên thị trường đột ngột lao dốc 30-40 điểm. Nhà đầu tư không muốn cắt lỗ sẽ tranh thủ mua vào thêm một lượng cổ phiếu nhất định căn cứ vào số lượng đang có. Thông thường khi giảm quá sâu đột ngột,àđầutưtranhthủchốtlờinhanhthịtrườngquayđầuđixuốsiêu cúp anh trực tiếp kênh nào thị trường rất dễ phục hồi kỹ thuật. Hôm qua là một ngày như vậy, khi VN-Index tăng ngay gần 34 điểm. Cổ phiếu phục hồi 3-7% chỉ trong 2 phiên là cơ hội lướt sóng rất tốt. Hôm nay vẫn có các nhà đầu tư chờ đợi xem giá có tăng thêm được hay không. Tuy nhiên cả sáng thị trường yếu thì đến chiều lực bán gia tăng. Chiều nay hàng loạt mã đã đổ gục. VN-Index kết phiên giảm 1% tương đương 13,87 điểm. Đáng chú ý nhất là thanh khoản giảm rất nhiều. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn chỉ còn 21.200 tỷ đồng, giảm 24% so với hôm qua và giảm 31% so với phiên lao dốc sốc T+2 trước đó. Thanh khoản giảm là điều dễ hiểu vì hôm T+2 (ngày 6/7) là phiên bắt đáy đầu tiên. Phiên kế tiếp thị trường giảm thêm 1 nhịp đầu ngày, là cơ hội bắt đáy tốt hơn chút nữa. Hôm qua thị trường hồi mạnh là phiên lướt ngay T+1 thuận lợi. Hôm qua thanh khoản đã giảm vì buổi chiều rất ít người nhảy vào đuổi giá. Hôm nay thanh khoản càng ít vì nếu đã không mua hôm qua thì càng không có lý do để mua hôm nay. Trong các phiên nảy tăng, không phải nhà đầu tư nào cũng đủ dũng cảm chấp nhận rủi ro để mua vào. Thị trường đã tăng quá nóng nên nguy cơ điều chỉnh lớn hơn. Do đó các phiên nảy tăng trở lại rất dễ trở thành cái bẫy. Thị trường đã giăng bẫy như vậy rất nhiều lần rồi. Phiên hôm nay hàng loạt cổ phiếu sụt giảm cho thấy áp lực bán đã tăng lên trong khi dòng tiền vào bắt đáy giảm đi. Thực vậy, ngay cả những cổ phiếu thanh khoản lớn nhất thị trường hôm nay cũng đều có lượng giao dịch giảm thê thảm. Chẳng hạn HPG giao dịch giảm 24,5% về khối lượng so với hôm qua, TCB giảm 28%, STB giảm 22%. NVL và VPB là hai mã tăng thanh khoản thì lại trong diện bị xả ồ ạt, giá giảm rất sâu. Đà giảm chưa dừng lại? Phiên quay đầu bật tăng trở lại ngày hôm qua được ví là “như chưa từng có cuộc chia ly” và nhà đầu tư rất hào hứng khi cho rằng điều chỉnh đã kết thúc nhanh chóng. Thực ra kỳ vọng cũng không có gì sai, vì nhiều doanh nghiệp chưa công bố kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, liệu kết quả kinh doanh có xoay chuyển tình hình được hay không mới là điều quan trọng. Thị trường sụt giảm đột ngột với thanh khoản lớn ngay trước thềm báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy nhà đầu tư phản ứng sớm hơn bình thường. Các cổ phiếu tăng giá tốt được cho là đã phản ánh hết kỳ vọng lợi nhuận quý hai, điển hình là các mã ngân hàng, chứng khoán. Vì vậy không cần chờ đến khi có báo cáo chính thức, nhà đầu tư vẫn tranh thủ bán ra. Việc kết quả kinh doanh thường công bố rải rác, hiệu ứng nếu có thì cũng chỉ liên quan đến cổ phiếu cụ thể. Trong khi đó VN-Index phụ thuộc nhiều vào các trụ như VCB, VIC, VHM, VNM, GAS... Các cổ phiếu này hoặc đã công bố con số ước tính, hoặc công bố chính thức nhưng đều không giúp giá cổ phiếu tăng được. Điều này gián tiếp xác nhận nhu cầu “tin ra là bán” thậm chí còn chưa xuất hiện mà bán trước cả tin. Điểm nữa là thanh khoản. Dòng tiền tăng vọt khi giá cổ phiếu giảm mạnh và giảm khi giá cổ phiếu tăng. Đó là tín hiệu thường thấy của hoạt động phân phối. Các đợt bán đầu tiên thường chưa hết hẳn cổ phiếu, nên giá vẫn có cơ hội phục hồi. Tuy nhiên khi giá hồi, nhà đầu tư canh bán ra tiếp chứ không mua vào nữa, dẫn đến thanh khoản giảm dần. HSX | HNX | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | 19.020 tỷ đồng (-22%) | 528,8 triệu (-28%) | 2.180 tỷ đồng (-37%) | 94,6 triệu (-35%) |
Khánh Nhi |